Giày Bị Hôi Phải Làm Sao

Giày bị ẩm ướt là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi và … tạo ra mùi khó chịu. Nhất là khi mấy anh vừa đi mưa về, nên chỉ cởi ra, vứt đại ở góc tủ. Dĩ nhiên sáng mai đôi giày sẽ không khô kịp trong vài tiếng đồng hồ ở môi trường hiếu khí như thế. Cộng với việc bị ngấm nước (suck). Giày sẽ bắt đầu phát sinh vi khuẩn và cuối cùng bốc mùi khi bị bỏ quên vào mấy hôm sau. 

Phơi nắng

Là cách rẻ và nhanh nhất để làm hong khô giày. Hơn nữa tia tử ngoại của mặt trời sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Nhưng đừng phơi quá lâu, sẽ khiến lớp da giày trở nên giòn và dễ gãy. 30-60 phút là khoảng thời gian vừa đủ.

Hút ẩm bằng giấy báo

Cứ vo giấy báo thành cục tròn và nhét vào giày mỗi khi đi làm về. Hoặc các anh có thể xin vợ ít bột baking soda cho vào túi vải nhỏ và thả vào giày. Không muốn phiền nàng thì phóng ra chợ mua vài gói chống ẩm để dành. Việc hút ẩm thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo rằng đôi giày của bạn được “khô thoáng” tuyệt đối.

Bạn đang xem: Giày bị hôi phải làm sao

Dùng máy sấy giày

Trên thị trường hiện nay có bán các loại máy sấy giày mini tiện dụng. Chỉ cần cho máy vào giày, bật lên là sáng hôm sau đôi giày bảo hộ thân yêu đã trở nên khô ráo, thông thoáng và đặc biệt không còn lưu bất kỳ loại mùi khó chịu nào.

Tinh dầu

Nếu không có sẵn giấy thơm, bạn cũng có thể khử mùi giày bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn giấy/giấy báo để đặt vào giày. Tác dụng khử mùi cũng không kém đâu! Nếu có điều kiện kinh tế, bạn cũng nên sắm riêng một bình xịt chuyên dụng cho giày bảo hộ, vừa giúp giày bớt những mùi khó chịu ngay tức thì, vừa có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh hiệu quả.

Vỏ quýt, vỏ cam

Tận dụng vỏ cam, chanh, quýt cũng là lựa chọn không tồi để khử đi mùi hôi của giày.

Xem thêm: Mặc Quần Lót Đi Ngủ Có Nên Mặc Quần Lót Đi Ngủ Là Tốt Hay Xấu Cho Sức Khỏe?

Mọi thứ chúng ta cần làm là 20 giây cởi giày, 30 giây lột vỏ cam/quýt, 10 giây đặt vỏ cam/quýt vào giày. Liệu pháp tự nhiên này là sự lựa chọn hoàn hảo vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc lại còn được tận thu phụ phẩm (ruột quýt).

Cách khử mùi hôi chân (cả ngày)

Ai trong chúng ta cũng đã từng khổ sở vì “đôi chân bốc mùi” sau khi mang giày bảo hộ hay giày thể thao kín chân suốt một ngày dài phải không nào?

Thay vớ (tất) mỗi ngày

Đôi khi đôi tất chúng ta sử dụng hàng ngày chính là thủ phạm gây ra mùi khó chịu. Để tránh trường hợp này xảy ra, tốt nhất chúng ta nên thay đổi tất mới mỗi ngày. Ngoài ra, nên sử dụng các loại tất làm bằng chất liệu sợi cotton có độ thấm hút mồ hôi cao, giúp chân luôn ấm áp và dễ chịu khi mang giày. Nên dùng 7 đôi vớ khác nhau cho 7 ngày trong tuần để giữ cho đôi chân luôn “thơm tho”

Cất giày nơi thoáng mát

Khi trở về nhà sau ngày làm việc cực nhọc, chúng ta chỉ muốn cởi giày bảo hộ ra và nghỉ ngơi thôi! Tuy vậy hãy dành ra khoảng 3 phút để lau sơ bụi bẩn, nước bắn lên giày hay đơn giản là xếp giày gọn gàng và cất nơi thoáng mát để giày được “thở” và bay hết các mùi khó chịu đi.

Vệ sinh chân trước khi mang

Cuối cùng và không kém phần quan trọng, đó là luôn giữ vệ sinh cho đôi chân. Hãy chắc chắn đôi chân được giữ sạch sẽ và lau khô trước khi mang giày. Tương tự, sau khi đi làm về bạn cũng nên vệ sinh chân và ngâm chân vào nước ấm (có thể cho thêm vào nước muối ngâm, thảo dược, sả, chanh, gừng…) để tống khứ các thể loại mùi khó chịu đồng thời giúp chân thư giãn hiệu quả sau một ngày làm việc mệt nhọc!

Vì sao bạn cần một đôi vớ tốt?!

Bạn đang mang giày bảo hộ với một đôi vớ mỏng, thành phần Cotton thấp? Có vẻ đó không phải là ý hay đâu

Vì sao cần mang vớ?

Theo Stevenson, một bàn chân đi giày sẽ đổ khoảng nửa lít mồ hôi mỗi ngày (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn). Bình thường, phần lớn sẽ được hấp thụ vào đôi tất bạn mang. Nhưng khi nếu đôi vớ bạn đang mang không có khả năng thấm hút. Hoặc không đủ thành phần thấm hút (cotton) để xử lý hết những em mồ hôi được tiết ra thì sao? Hệ quả là đôi chân của bạn có thể dễ dàng biến thành “nông trại trồng nấm”

*
*
*
*
*

Rồi, ai đọc tới đây thì cũng hiểu là tất cả giày gọi là “không hôi chân” hỗ trợ bạn ở phần rút mồ hôi. Giày với phần lớp lót bên trong bằng vật liệu càng rút mồ hôi, càng thoáng khí thì chân càng thoải mái, càng “dễ thở”. Hiện nay, trong bảng sếp hạng của các vật liệu làm lớp lót trong giày bảo hộ thì Coolmax là loại sợi oke nhất, tiếp đến là Cotton, sợi Cambrella và cuối cùng là sợi Mesh Nylon