Bỏ Ngõ Hay Bỏ Ngỏ

Ðã đến lúc cần có những đánh giá nhất định và điều chỉnh cho phù hợp đối với các DN có mô hình hoạt động tương tự như Grab. Ảnh: Mỹ Hà

Sau nhiều năm thí điểm ở Việt Nam, loại hình ứng dụng khoa học công nghệ quản lý vận tải hành khách theo hợp đồng vẫn đang được tiếp tục… thí điểm, với nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, khi trình dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô-tô, Bộ Giao thông vận tải vẫn đưa ra hai phương án và cho biết, thiên về siết quản lý Grab… như ta-xi truyền thống.Bạn đang xem: Bỏ ngõ hay bỏ ngỏ

Grab là ta-xi?

Thời điểm Grab thâm nhập vào thị trường vận tải Việt Nam, có mức đăng ký đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay Grab lại kêu lỗ tới 900 tỷ đồng khiến cho nhiều người phải giật mình đặt ra câu hỏi: Grab lấy tiền ở đâu để bù lỗ khoản này? Trong khi đó, Grab lại đang thực hiện các chương trình khuyến mại 0 đồng, vừa vi phạm Luật Cạnh tranh, vừa làm suy yếu các doanh nghiệp khác.

Bạn đang xem: Bỏ ngõ hay bỏ ngỏ

Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội ta-xi TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Loại hình như Grab đang điều hành, trước và sau chúng tôi luôn khẳng định đó là ta-xi. Minh chứng cho việc này là trong giấy phép kinh doanh đăng ký tại quận 10, TP Hồ Chí Minh, Grab vẫn đăng ký là công ty Grab ta-xi. Trên thực tế họ cũng đang điều hành trọn vẹn một quy định vận tải từ A đến Z”, ông Hỷ khẳng định.

Ông Hỷ thẳng thắn: “Chúng tôi đồng tình với đề nghị, kiến nghị và dự thảo của Bộ Giao thông vận tải trong đề xuất gần đây với Chính phủ bởi tất cả những xe 9 chỗ ngồi trở xuống mà còn chở khách thì nên quay lại là ta-xi để chúng ta có một mặt bằng chính sách chung, tạo điều kiện cạnh tranh chung”.

Bày tỏ tâm huyết với vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô-tô Việt Nam phân tích: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, loại hình kinh doanh vận tải ta-xi là loại hình vận tải khách. Trong đó, hành trình đi theo nhu cầu của hành khách. Tiền cước tính theo số km xe chạy, ứng với hình thức đang kinh doanh hiện nay của Grab thì đang đúng với tiêu chí của kinh doanh ta-xi.

Theo ông Quyền, hiện nay, ta-xi được Nhà nước quản lý tới 13 điều kiện kinh doanh (ÐKKD) còn hình thức vận tải theo hợp đồng nhà nước chỉ quản lý có hai ÐKKD. Nếu chúng ta xác định Grab là kinh doanh công nghệ thì là sai bởi vì nếu là kinh doanh công nghệ là phải bán phần mềm hay là cho các DN có nhu cầu thuê phần mềm đó mới gọi là kinh doanh phần mềm.

Ðịnh danh chính xác để điều chỉnh chính sách

Có thể thấy sau một thời gian dài, câu chuyện xác định bản chất của những DN như Grab là đơn vị kinh doanh vận tải hay chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm kết nối giữa hành khách và lái xe vẫn tiếp tục là đề tài “nóng bỏng” trên các phương tiện truyền thông thời gian qua chưa có hồi kết.

Xem thêm: Những Câu Hỏi Thực Khách Thường Gặp Khi Ăn Pizza Hut Cỡ Nhỏ Bao Nhiêu Cm

Trao đổi với chúng tôi, TS Trần Hữu Minh, chuyên gia giao thông cho biết, loại hình dịch vụ vận tải Uber, Grab mang đến lợi ích nhất định cho người dân và làm thay đổi không nhỏ thị trường vận tải song cũng tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét tổng thể để quản lý. Hiện tại, nhiều nước đã coi Grab là DN kinh doanh vận tải, có nhiều công đoạn như ta-xi.

Ðể nhận dạng loại hình này, các nước có những quy định như dán logo, mầu sơn riêng hoặc gắn hộp đèn ta-xi trên nóc xe. Thí dụ như ở Ma-lai-xi-a, hiện Uber, Grab phải có giấy phép kinh doanh và giấy phép quản lý xe thương mại. Các hãng này phải nộp hồ sơ lái xe; lái xe kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần so với hai năm một lần đối với ta-xi truyền thống; phương tiện phải được kiểm định.

Tại Việt Nam, Grab đang điều hành và định giá cước vận tải, vì vậy cần khẳng định họ đang kinh doanh vận tải. Dịch vụ vận tải bao gồm những công đoạn, tìm kiếm khách hàng, kết nối giữa khách hàng với người làm vận tải, định giá vận tải, thỏa thuận, vận chuyển, thanh toán. Grab chỉ mua công đoạn vận chuyển, còn việc công bố dịch vụ, tên sản phẩm, điều hành sản phẩm theo yêu cầu về chất lượng của khách hàng, đến việc thỏa thuận, thanh toán đều do họ thực hiện, cho nên bản chất Uber và Grab là kinh doanh vận tải.

Theo nghiên cứu mới nhất của Google và Temasek, thị trường gọi xe Việt Nam đang có quy mô khoảng 500 triệu USD và sẽ sớm tăng gấp bốn. Rõ ràng con số này cho thấy thị trường ứng dụng gọi xe là cực kỳ hấp dẫn, tiềm năng đối với các DN.

Ðể tạo được một môi trường cạnh tranh, lành mạnh, giúp các DN trong nước lẫn ngoại DN có thể bình đẳng trong việc tiếp cận “miếng bánh béo bở” này, đã đến lúc cần có những đánh giá nhất định và điều chỉnh cho phù hợp đối với các DN có mô hình hoạt động tương tự như Grab.