Cây Thù Lù Trị Bệnh Tiểu Đường Và Những Công Dụng Tuyệt Vời

Cây thù lù với nhiều công dụng hay như trị cảm mạo, sốt, rôm sảy, ho đờm, tiểu đường, đau dạ dày, viêm phế quản, chàm,... Thường mọc hoang quanh nhà, thuở nhỏ ta vẫn thường hái quả ăn, nhưng gần như không biết về khả năng trị bệnh của nó.

Bạn đang xem: Cây thù lù trị bệnh tiểu đường và những công dụng tuyệt vời


Cây thù lù với nhiều công dụng hay như trị cảm mạo, sốt, rôm sảy, ho đờm, tiểu đường, đau dạ dày, viêm phế quản, chàm,… Thường mọc hoang quanh nhà, thuở nhỏ ta vẫn thường hái quả ăn, nhưng gần như không biết về khả năng trị bệnh của nó.

Cái tên thù lù nghe có vẻ xa lạ, nhưng kì thực nó rất quen thuộc và thường được gọi với cái tên khác như bộp bộp hay tầm bóp. Nói đến đây có lẽ bạn đã có chút mường tượng và mang máng nhớ về tuổi thơ của mình rồi phải không?


Đặc điểm cây thù lù

Tên khoa học: Physalis angulata L.Họ: Cà (Solanaseae)Tên gọi khác: Cây tầm bóp, Cây lồng đèn, Bôm bốp, Thù lù cạnh, Lu lu cái.

*

Thù lù là loại cây mọc hoang dại quanh năm trong vườn tược, bờ bụi, bờ đê, ven đường… Chiều cao từ 60-90cm, thân phân nhiều cành.

Lá hình bầu dục, dài 30-35mm, mọc so le trông rất đẹp, cuống dài 15-30mm. Hoa dài 1cm, mọc đơn độc, có cuống mảnh.

Đài hoa hình chuông, có lông, từ giữa chẻ ra thành 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hoặc trắng nhạt, đôi khi có nhiều chấm màu tím ở gốc.

Quả nhẵn, mọng, hình tròn hoặc thận, khi còn non có màu xanh, chín màu hơi đỏ cam, nhiều hạt, ăn được. Quả được bao bọc bên ngoài bởi cái túi trông như lồng đèn, bóp vào bị vỡ phát ra tiếng bộp bộp, là một trò chơi gắn liền với tuổi thơ.

Cây thù lù rất dễ sống, ưa được hầu hết khí hậu ở nước ta, vì vậy ra hoa kết quả quanh năm. Người dân thu hái các bộ phận trên cây về làm thuốc.

*

Thành phần hóa học của quả thù lù

Các nghiên cứu cho thấy trong quả thù lù chứa nhiều Vitamin và khoáng chất như: Protein, đường, chất béo, chất xơ, Vitamin C, lưu huỳnh, kẽm, sắt, natri, magie, canxi, phốt pho và Clo.

Cây thù lù chứa một số hợp chất: Alcaloid như withangulatin, withanminimin; flavonoid như anthocyanin; steroid; cholin; chlorogenic acid; phygrin; myricetin và xocarpanolid. Trong đó quan trọng nhất là các whitasteroid như physagulin A-G; physalin A-D, L-O, F; physagulid.

Tác dụng của cây thù lù

Trong Đông y, toàn cây thù lù có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng khu đàm, chỉ khái, thanh nhiệt, lợi thấp, nhuyễn kiên tán kết.

Quả có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, giải nhiệt, giải độc, làm êm dịu cổ họng. Thường dùng để trị các bệnh như ho đau họng có đờm, cảm sốt, sưng đau yết hầu.

Hầu hết các bộ phận đều được dùng làm thuốc, dùng tươi hoặc khô đều được.

Tại Ấn Độ, người ta dùng cây thù lù làm thuốc lợi tiểu, lá để trị chứng rối loạn ở dạ dày. Tại Africa, dùng để băng bó vết thương nhiễm trùng.

*

Cây thù lù trị bệnh gì?

1. Trị cảm mạo

Khi bị cảm mạo kèm các triệu chứng ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc, sưng đau yết hầu.. dùng 20-40g thù lù khô sắc nước. Chia ra uống 2-3 lần 1 thang mỗi ngày.

2. Trị cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, chân tay miệng

Dùng cả cành, hoa và lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, sắc nước 20 phút. Chia ra uống 2-3 lần/ngày, liên tiếp 3 ngày.

3. Trị rôm sảy ở trẻ em

Dùng nắm nhỏ cây thù lù tươi nấu nước tắm cho trẻ 2 ngày 1 lần.

4. Chữa ho có đờm

Dùng 30-40g quả thù lù sắc nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Xem thêm: Sữa Rửa Mặt Dưỡng Trắng E100 Con Bò Facial Cleanser 80Ml, Sữa Rửa Mặt Con Bò

5. Điều trị đau dạ dày

Thù lù tuy có vị hơi đắng nhưng ăn vài lần lại thích thú. Có thể dùng làm rau luộc, xào, nhúng lẩu ăn rất tốt cho dạ dày và giúp hỗ trợ trị bệnh về dạ dày.

6. Điều trị viêm phế quản

Thành phần: 30g cây thù lù tươi, 9g cát cánh và 3g cam thảo.

Cách làm: Tất cả sắc nước, chia ra uống 2 lần/ngày. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 5-7 ngày rồi tiếp tục liệu trình 10 ngày lần 2.

7. Trị bệnh chàm

Giã nát thù lù tươi đắp vào chỗ bị chàm giúp giảm dần các vết chàm.

8. Trị bệnh thủy thũng

Dùng 40-60g quả thù lù sắc nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

9. Trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái

Dùng 40-80g thù lù tươi giã nát, chắt nước cốt uống, phần bã nấu nước rửa và đắp lên chỗ sưng đau.

Bị đinh nhọt thì dùng quả thù lù giã nát, đắp lên chỗ sưng đau 1 lần mỗi ngày.

Cây thù lù trị bệnh tiểu đường

Thành phần: 30-40g rễ thù lù tươi, 1g chu sa và 1 quả tim lợn.

Cách làm: Nấu nhừ các vị trên, ăn cả nước và cái. Cứ 2 ngày ăn 1 lần, liên tiếp 5-7 lần. Cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để theo dõi thay đổi.

Cây thù lù trị bệnh gan

Tại Đại học quốc gia Taiwan, người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 8 dòng tế bào ung thư gồm: 5 dòng ung thư ở người (gan, cổ tử cung, mũi – khí quản, ruột và phổi) và 3 dòng ung thư ở thú vật (Hep-2, melanoma (H1447) và 8401 glioma (não)).

Bằng cách dùng physalin D và physalin F chiết xuất từ cây thù lù bằng ethanol. Kết quả cho thấy các hoạt chất này có khả năng diệt tế bào ung thư gan và tử cung rất tốt.

Đông y chia sẻ bài thuốc phòng chống bệnh ung thư như sau:

Thành phần: 100g thù lù cạnh (hoặc thù lù nhỏ) khô hoặc 300g tươi (gồm cành, lá, hoa và quả), 20g bạch truật, 10g mạch môn, 10g cát cánh, 10g hoàng cầm, 10g huyền sâm và 4g cam thảo.

Cách làm: Tất cả các vị rửa sạch, chặt khúc nhỏ, đun với 4 bát nước cho còn 2 bát, chia ra uống 2 lần/ngày. Có thể sắc lại lần 2 uống vào buổi tối. Liên tiếp 15-20 ngày, nghỉ 10g rồi lại tiếp tục lần 2 và lần 3.

Cây thù lù trị mụn

Nhiều người nghe đến công dụng trị mụn của cây thù lù cứ nghĩ đấy là trị mụn trên mặt, kì thực không phải nhé. Thực tế đó là công dụng trị mụn nhọt ở vú hoặc mụn đinh độc.

Cách làm tương tự như ý số 9 trong phần “Cây thù lù chữa bệnh gì” bên trên, bạn có thể kéo lên tham khảo.

Cây thù lù đực

Nhiều người thường nhầm lẫn cây thù lù với cây lu lu (hay còn gọi là rau bồm bộp). Vì đặc điểm cây và lá khá giống nhau, kì thực đây là 2 loại cây khác nhau, quả lu lu có màu đen nhánh, nhỏ bằng nửa ngón út, cũng ăn được.

*

Thực tế không có loại cây gọi là thù lù được, mà chỉ có cây lu lu. Vì vậy mọi người cần phân biệt rõ.