KẼM CHO TRẺ EM LOẠI NÀO TỐT

Trẻ nhỏ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao…do thiếu kẽm là nỗi lo lắng của không riêng bà mẹ ông bố nào. Việc bổ sung các sản phẩm chứa kẽm cho bé được xem là giải pháp tối ưu nhất trong tình huống này. Tuy nhiên, mẹ nên chọn sản phẩm kẽm nước như thế nào để vừa hiệu quả vừa an toàn cho trẻ? Bài viết dưới đây sẽ đánh giá về 10 loại kẽm nước cho bé được các mẹ quan tâm nhiều nhất hiện nay.

Bạn đang xem: Kẽm cho trẻ em loại nào tốt


Nội dung

I. Thực hư tác dụng của các loại kẽm nước cho trẻ

II. Thành phần chung của các sản phẩmkẽm nước

III. Các lưu ý khi lựa chọn kẽm nước cho trẻ

IV. TOP 10 loại kẽm nước cho bétốt nhất hiện nay mà mẹ nên biết


1. Con số đáng báo động về tỷlệ thiếu kẽm ở trẻ em

*

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia cho biết, bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam hiện đa phần thiếu thực phẩm giàu kẽm, chất lượng dinh dưỡng bữa ăn kém, bữa ăn có thể cung cấp thừa chất dinh dưỡng này nhưng là thiếu chất dinh dưỡng khác.

Thể hiện ở con số đáng báo động về tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em:

- Khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm và một tỷ lệ lớn trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu kẽm.

- Tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu kẽm trên trẻ em là 25-40% tùy theo địa phương và nhóm tuổi nghiên cứu.

- Điều tra về tình hình thiếu vi chất năm 2010 trên 586 trẻ từ 6 tháng đến 75 tháng tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm là 51,9%

2. Biểu hiện của trẻ thiếu kẽm

*

Khi bổ sung kẽm không đủ nhu cầu cần thiết của trẻ, dẫn đến tình trạng thiếu kẽm thể nhẹ và vừa, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:

- Biếng ăn, chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.

- Hay ốm vặt, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa như viêm mũi họng, viêm phế quản,...

- Rối loạn tiêu hóa - chuyển hóa, giảm hấp thu, chậm tiêu, táo bón nhẹ,...

- Rối loạn tâm - thần kinh: giấc ngủ trằn trọc, dễ khóc, khóc đêm kéo dài, rối loạn vị giác và khứu giác,...

- Tổn thương biểu mô: khô da, dễ dị ứng, vết thương khó lành,...

3. Vai trò quan trọng của kẽm

Kẽm dù được bào chế dưới dạng nào thì cũng đều có điểm chung là tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ đồng thời hỗ trợ tích cực trongquá trình tăng trưởng toàn diện của trẻ nhỏ từ những năm tháng đầu đời.Điểm khác biệt giữa kẽm dạng nước, dạng bột, dạng viên có chăng là đến từ khả năng hấp thụ và sự tiện lợi tùy theo nhu cầu của từng bé mà thôi.

3.1. Vai trò của kẽm trong miễn dịch

Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Do kẽm có vai trò trong hầu hết các tế bào miễn dịch bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Theo nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IgF-1.

*

3.2. Vai trò của kẽm trong tăng trưởng

Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể, tham gia vào thành phần của 300 enzym. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARB - polymerase, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp protein. Do đó, kẽm giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Thiếu kẽm, sự phân chia tế bào khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao.

Ngoài ra kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng.

Theo nghiên cứu của Castillo - Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp cho thấy có sự tăng trưởng tốt cả về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy bổ sung kẽm làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.

Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.

*

4. Bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần bổ sung kẽm cho trẻ phù hợp theo lứa tuổi và theo thể trạng của trẻ.

Xem thêm: Nên Mua Máy Khoan Bosch Xuất Xứ Đức Có Những Điểm Gì Nổi Bật?

Nhóm tuổi

Hấp thu tốt (mg/ngày)

Hấp thu vừa (mg/ngày)

Hấp thu kém (mg/ngày)

Trẻ em

0-6 tháng

1,15

2,86

6,57

6-11 tháng

0,8-2,58

4,18

8,38

Trẻ nhỏ

1-3 tuổi

2,4

4,1

8,4

4-6 tuổi

3,1

5,1

10,3

7-9 tuổi

3,3

5,8

11,3

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sẽ được hưởng nguồn dinh dưỡng kẽm từ sữa mẹ, tuy nhiên lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vậy nên cần bổ sung kẽm cho sự phát triển của trẻ đặc biệt từ giai đoạn 6 tháng tuổi.

Có một số loại thực phẩm giàu kẽm, các mẹ có thể tham khảo để bổ sung hàng ngày cho trẻ như: tôm đồng, lươn, hàu, gan lợn, lòng đỏ trứng, các hạt có dầu (đậu phộng, hạt điều,...).

Ngoài ra để tăng khả năng hấp thu kẽm cho trẻ cần kết hợp bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt,...Với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên bổ sung các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng kẽm để hiệu quả hấp thụ cao hơn.


1. Kẽm – thường là (dạng Zinc Gluconate)

Kẽm Gluconat là một loại hợp chất của kẽm có thể hấp thụ trong cơ thể người. Kẽm không tự sản sinh trong cơ thể nên chỉ có thể cung cấp chất này từ bên ngoài. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc động vật. Trong thực vật, lượng kẽm thường ít và khó được hấp thu hơn.

Không chỉ có vai tròduy trì sự phát triển toàn diện của trẻ, kẽm còn là một vi chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào hầu hết các chức năng của cơ thể, đảm bảo sự phát triển bình thường ở trẻ em, nhất là về trí não (từ giai đoạn bào thai đến lúc trưởng thành). Ngoài ra, kẽm cũngtham gia vào quá trình cấu tạo nên các loại enzym, chuyển hóa các loại lipid từ đó giúp cho cơ thể tăng cường tối ưu hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảmrối loạn tiêu hóa, phòng ngừa cảm cúm, suy dinh dưỡng. Mặt khác, giúp trẻ hạn chế tích lũy mỡ trong cơ thể, từ đó có thể phòng tránh được hàng loạt các bệnh như béo phì, mỡ máu…

*

2. Lysine

Lysine là một loại acid amin (thành phần cấu tạo nên protein). Lysine có tên khoa học là Acid L- 2,6- diaminohexanoic. Trong nhiều tài liệu, lysine còn được gọi với các thuật ngữ khác như Lys, lisina,....Lysine là một trong 9 loại acid amin thiết yếu của cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng, sửa chữa các mô và một số chức năng quan trọng khác.

Lysine giúp hấp thu canxi, tạo collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương, sụn giúp thúc đẩy và phát triển chiều cao, phát triển các men tiêu hoá, kích thích ăn ngon. Thiếu Lysine sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein gây ra trẻ gầy, yếu, teo nhão cơ, biếng ăn, chậm lớn, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố, giảm sức miễn dịch, dẫn tới dễ mắc bệnh. Với trẻ biếng ăn do thiếu Lysine thì khi bổ sung Lysine tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với tốc độ tăng cân trong giai đoạn không bổ sung. Bên cạnh đó, lysine giúp tổng hợp hormone, enzyme, kháng thể để duy trì hệ miễn dịch.

*

3. Taurine

Taurine là một acid amincó trong sữa mẹ. Trong cơ thể, Taurine tập trung ở cơ xương và thần kinh trung ương.Taurine đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ chất béo ở trẻ sơ sinh và trẻ bị xơ nang. Trong mật sản sinh ra 1 loại acid kết hợp cùng acid amin Taurin, chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ lipid của cơ thể.

Việcbổ sung Taurine thông qua các loại sản phẩm kẽm nướcsẽ giúp cung cấp đủ nồng độ cần thiết cho thể trẻ. Từ đó giảm thiểu sự khác biệt về thành phần acid béo phospholipid trong não giữa trẻ được bú sữa mẹ cũng như trẻ sử dụng kẽm nước.Tác dụng của Taurin đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều không thể phủ nhận. Nó không chỉ ngăn ngừa sự tạo hạt của võng mạc, đảm bảo sự phát triển thị giác của trẻ mà còn hạn chế tối đa vấn đề thay đổi điện não đồ.

Theo các nghiên cứu, Taurine còn có tác dụng cải thiện và nâng cao tốc độ phản ứng của thính giác ở trẻ, đặc biệt là trẻ sinh non. Không chỉ vậy, nó còn là một hoạt chất quan trọng và chiếm nồng độ cao trong các cơ quan quan trọng khác như tủy, thận và cả não bộ.

*

4. Vitamin nhóm B

Các loại vitamin nhóm B giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, vì vậy có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa của trẻ.Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung đầy đủvitaminnói chung và vitamin nhóm B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển đều đặn và cân đối trong những năm tháng đầu đời.

Vitamin nhóm B bao gồm các loại: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12. Nhìn chung, vitamin nhóm B đều có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

*

5. Vitamin C

Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của bé. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể con người khỏi chứng cảm lạnh thông thường; không những thế, đó còn là một chất chống oxy hoá quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.

Thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh về máu với triệu chứng là đau nhức khớp xương, mệt mỏi, chảy máu chân răng hoặc viêm lợi và còi xương, chậm lớn ở bé.

*

6. Selen

Selen là một nguyên tố hiếm rất cần về mặt dinh dưỡng cho con người, là thành phần của hơn 20 Selenoprotein có vai trò quan trọng trong sinh sản, chuyển hóa hormon tuyến giáp, tổng hợp ADN và bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do quá trình oxy hóa và nhiễm trùng…

Vai trò của selen với trẻ nhỏ

- Với hệ miễn dịch:Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.Thiếu hụt selen gây ra ức chế chức năng miễn dịch, ngược lại nếu bổ sung selen sẽ tăng cường khả năng miễn dịch. Thiếu selen còn ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức.Ngoài ra selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

- Với sự phát triển của cơ thể: Selen cần cho chuyển hóa I ốt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ selen huyết thanh thường thấp hơn có ý nghĩa ở các trẻ bị bướu cổ so với trẻ có kích thước tuyến giáp bình thường.Bên cạnh đó selen cũng có chức năng như một loại enzyme, là một phần của quá trình tạo hormone tuyến giáp. Hormon tuyến giáp rất qua trọng trong việc kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì.Do vậy, Selen là vi chất cần thiết và không thể thiếu cho việc phát triển, tăng trưởng, duy trì thể trạng khỏe mạnh ở trẻ nhỏ.

*