TRÒ CHƠI DÂN GIAN RỒNG RẮN LÊN MÂY

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không…” .

Bạn đang xem: Trò chơi dân gian rồng rắn lên mây

Trò chơi này hiện vẫn được vẫn rất được yêu thích tại các trường mẫu giáo hoặc trong các buổi team building ngoài trời. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Cách chơi và việc tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây.

1. Trò chơi rồng rắn lên mây ra đời khi nào?

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia. Trò chơi này mang đến nhiều niềm vui cho trẻ nhỏ, giúp các em có tuổi thơ đáng nhớ với những kỷ niệm đẹp. Không rõ trò chơi này được bắt nguồn khi nào, do ai nghĩ ra, chỉ biết rằng trẻ con nông thôn không ai là không biết trò này.

2. Những trẻ nào phù hợp chơi rồng rắn lên mây?

Đây là trò chơi dành cho tất cả các bé, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, do yêu cầu trò chơi phải chạy và di chuyển linh hoạt nên những trẻ từ 4-5 tuổi trở lên sẽ phù hợp, những bé đi lại chưa cứng cáp thì không nên cho chơi, dễ bị ngã.

3. Số lượng người chơi rồng rắn lên mây là bao nhiêu?

Rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể, một đoàn “rồng rắn” thì phải đủ dài. Do đó số lượng người chơi từ 8 người trở lên.

4. Chơi rồng rắn lên mây cần không gian như thế nào?

Không gian rộng, bằng phẳng để trẻ đuổi bắt thoải mái. Địa điểm chơi phải an toàn, không có chướng ngại vật vướng chân, không có các đồ vật nguy hiểm.

*

5. Hướng dẫn cách chơi rồng rắn lên mây

Chuẩn bị trò chơi:

Số lượng trẻ: Có khoảng 8 trẻ trở lên. Một trẻ đóng vai làm thầy thuốc, Một trẻ nhanh nhẹn giữ vị trí làm đầu con rồng rắn và có khả năng về ngôn ngữ đối thoại.

Diện tích chơi rộng khoảng 15- 20m, nên bằng phẳng, không có vật cản

Bài đồng giao rồng rắn lên mây:

“Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có nhà hiển vinh

Thầy thuốc có nhà hay không?”

Luật chơi trò chơi rồng rắn lên mây:

Trẻ đọc thuộc lời đồng dao và đung đưa theo đúng nhịp bài

Sau khi người thầy thuốc và người đứng đầu của rồng rắn đối thoại thì người thầy thuốc phải tìm cách bắt được người cuối cùng trong hàng để thay thế vị trí người thầy thuốc của mình.

Người cuối cùng trong hàng rồng rắn phải tìm mọi cách né tránh không để cho người thầy thuốc bắt được.

Xem thêm: Áo Lót Không Gọng Uniqlo Nhật Bản Không Gọng Siêu Nhẹ Thoải Mái & Quyến Rũ

Cách chơi của trò chơi:

Một trẻ đứng ra làm thầy thuốc, những tre còn lại sắp thành một hàng, tay của trẻ đứng sau nắm vào vai của trẻ đứng trước hoặc có thể ôm vào eo của trẻ đứng trước.

Cả đoàn bắt đầu chuyển động lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa đọc lời đồng dao:

“Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có nhà hiển vinh

Thầy thuốc có nhà hay không?”

Thầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc đi chợ mua rau”

Hoặc “Thầy thuốc đến thăm người bệnh.”

Hoặc “Thầy thuốc đang ăn cơm.”

Đoàn người cứ tiếp tục vừa chuyển động vừa đọc lời đồng dao, cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc có nhà”. Lúc này thầy thuốc và người đứng đầu đoàn rồng rắn bắt đầu đơi thoại:

Thầy thuốc hỏi: “Hỏi thầy thuốc để làm gì?”

Người đứng đầu trả lời:

“Xin thuốc cho ông Nghè”

“Con lên mấy tuổi”

“Con lên một tuổi”

“Thuốc không hay”

“Con lên hai tuổi”

“Thuốc không hay”

Cho đến khi con lên sáu tuổi, tùy theo sự lựa chọn mà người thầy thuốc trả lời là “Thuốc hay vậy”.

Người thầy thuốc hỏi người xin thuốc về cách trả tiền chữa bệnh”

“Xin khúc đầu”

“Những xương cùng xẩu”

“Xin khúc giữa”

“Những máu cùng me”

“Xin khúc đuôi”

“Tha hồ mà đuổi”

Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao bắt được người cuối cùng trong hàng. Còn người đứng đầu phải dang hai tay chạy theo phía người thầy thuốc ngăn không cho người thầy thuốc bắt được khúc đuôi của mình. Người ở khúc đuôi phải quan sát thầy thuốc và tìm cách né không cho người thầy thuốc bắt được. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì người đó phải ra làm thay thầy thuốc.

Các khúc khác phải giữ chặt không để bị đứt khúc nào. Nếu đang giằng có mà khúc nào bị đứt thì cả đoàn phải tạm dừng lại để nối cho liền lại và tiếp tục chơi.

*

6. Chơi rồng rắn lên mây có lợi ích gì?

Trẻ được hoạt động tập thể, trẻ được vận động thân thể vừa phải, luyện khả năng vận động nhanh nhẹn.

Trẻ phát triển ngôn ngữ: nhớ lời đồng dao và đọc đúng theo nhịp của bài đồng dao có 4 từ có vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc.

7. Những điều cần chú ý khi chơi

Để trò chơi diễn ra vui vẻ và an toàn, cần chú ý những điều sau:

Địa điểm chơi an toàn: Diện tích đủ rộng, bằng phẳng, không có chướng ngại vật vây ngã, không gần đường giao thông, xung quanh không có đồ vật nguy hiểm,..

Trẻ phải thống nhất phân vai trước khi chơi, nắm rõ luật chơi để tránh xung đột, cãi vã.

Rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể có tác dụng khuấy động không khí rất tốt, giúp trẻ vui vẻ, thư giãn. Người lớn nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi này trong các buổi sinh hoạt thôn, xóm, xã, phường,… hay trong giờ học (mẫu giáo).