Thuốc Kháng Sinh Đường Ruột

Kháng sinh đường ruột là một nhóm kháng sinh có tác động chủ yếu lên cơ quan ruột của con người. Những thuốc kháng sinh này có những tác dụng nhất định đối với đường ruột, chủ yếu là diệt khuẩn. Vậy kháng sinh tác động lên ruột của con người như thế nào? Phải sử dụng làm sao cho thật hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đang xem: Thuốc kháng sinh đường ruột

1. Khái niệm về kháng sinh đường ruột

Kháng sinh đường ruột có bản chất chung là kháng sinh. Thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển, tồn tại của vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh tác động lên đường ruột sẽ ưu tiên chọn cơ quan ruột là nơi gây ra tác dụng chủ yếu.

Ruột của con người là cơ quan đóng giữ vai trò hấp thu và bài tiết thức ăn. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi có rất nhiều vi sinh vật tồn tại. Bao gồm nấm men, virus, ký sinh trùng (giun, sán, amip) hoặc vi khuẩn. Chúng đều có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng đường ruột.


*
Ruột là nơi chứa rất nhiều vi sinh vật

Vậy kháng sinh đường ruột chính là nhóm thuốc tác động lên vi khuẩn ở đường ruột. Giúp điều trị cũng như hạn chế các tác hại của những vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Qua đó giúp thuyên giảm tình trạng rối loạn hấp thu và bài tiết ở cơ quan ruột.

2. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng kháng sinh đường ruột

2.1. Ưu điểm

Những ưu điểm của việc sử dụng kháng sinh đường ruột bao gồm:

Có tác dụng diệt khuẩn hoặc kiềm khuẩn đường ruột.Ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.Tiêu diệt những vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng đường ruột.Điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột như: tiêu chảy, mót rặn, đau quặn bụng, rối loạn hấp thu, mất nước, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…Hạn chế những biến chứng khác như: nhiễm trùng máu, viêm dạ dày – ruột, viêm cơ tim, viêm gan cấp, áp xe gan,…
*
Kháng sinh giúp điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn đường ruột

2.2. Nhược điểm

Khi lạm dụng, sử dụng tùy tiện kháng sinh đường ruột thì sẽ gây ra những hệ lụy sau đây:

Loạn khuẩn đường ruột do tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, làm các vi khuẩn gây hại có điều kiện sinh sôi nảy nở.Viêm ruột kết giả mạc do vi khuẩn Clostridium difficile. Đây là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng.Sử dụng kháng sinh bừa bãi dễ làm cho vi khuẩn đề kháng với kháng sinh. Vì vậy, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.Gây nên bệnh lý tiêu chảy do kháng sinh.

Những thực phẩm tốt, nên ăn khi đau dạ dày

*
Viêm ruột kết giả mạc do lạm dụng kháng sinh

3. Những thuốc kháng sinh đường ruột phổ biến

Vi khuẩn gây nên nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu là vi khuẩn Gram âm. Chính vì vậy, những kháng sinh có phổ kháng khuẩn là vi khuẩn Gram âm sẽ là kháng sinh được ưu tiên chọn lựa.

Xem thêm: Cắt Tóc Đầu Đinh Cho Nam - 10 Kiểu Tóc Đầu Đinh Đẹp Cho Nam

Một số nhóm kháng sinh điển hình bao gồm:

Cephalosporin thế hệ II và III như: Cefuroxime, Cephamandol, Cefixim, Cefaclor, Ceftriaxone, Cefotaxime,…Nhóm Quinolon như: Ciprofloxacin, Axit Nalidixic, Norfloxacin, Ofloxacin,…Thuốc kháng sinh phổ rộng như: Ampicillin, Amoxicillin, Penicillin đường uống và tiêm.Nhóm kháng sinh Aminoglycoside như: Gentamycin, Tobramycin, Amikacin,…Nhóm Glycopeptide như Vancomycin.Nhóm Tetracyclin như Tetracyclin, Doxycyclin.Kháng sinh thuộc nhóm Sulfamid như Cotrimoxazol.Nhóm Nitroimidazole như: Metronidazole, Tinidazole,…
*
Các thuốc kháng sinh đường ruột phổ biến

4. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh đường ruột

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người chỉ nên sử dụng kháng sinh đường ruột hay kháng sinh nói chung trong những trường hợp thật sự cần thiết. Tốt nhất là nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi hoặc lạm dụng kháng sinh.

4.1. Những trường hợp được chỉ định dùng kháng sinh đường ruột bao gồm:

Có tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, được các bác sĩ chẩn đoán xác định thông qua việc hỏi bệnh sử, tiền sử. Ngoài ra còn thông qua việc thực hiện các xét nghiệm như cấy phân, xét nghiệm máu, nội soi đường ruột,…Nhiễm khuẩn đường ruột do phẩy khuẩn tả.Bệnh thương hàn.Mắc bệnh lỵ trực trùng, lỵ amip.Tiêu chảy cấp tính không tự khỏi, kéo dài trên 3 ngày. Hoặc được xác định là đang bị nhiễm Giardia Lamblia.Tiêu chảy có kèm theo máu trong phân.Nhiễm trùng đường ruột biến chứng nhiễm khuẩn huyết với các triệu chứng: sốt cao, rét run, lừ đừ, mất nước, bụng chướng, cấy máu tìm được vi khuẩn gây bệnh.
*
Bệnh lỵ trực trùng

Thời gian sử dụng các loại kháng sinh dao động từ 3 đến 5 ngày, có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, thời gian sử dụng kháng sinh có thể kéo dài từ 14 đến 20 ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh ở nhà thuốc về uống.

4.2. Những trường hợp không nên hoặc hạn chế dùng kháng sinh đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột.Viêm ruột kết giả mạc.Nhiễm trùng đường ruột do virus như: Rotavirus, Norwalk Virus, Adenovirus,…Nhiễm nấm đường ruột.Nhiễm ký sinh trùng đường ruột như: Giun đũa, giun tóc, giun kim, sán dải bò, sán dải lợn, sán máng,…
*
Tiêu chảy do Rotavirus

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về kháng sinh đường ruột. Từ đó, các bạn sẽ biết cách sử dụng kháng sinh đường ruột sao cho thật phù hợp và hiệu quả. Mục đích là để phát huy tối đa ưu điểm của kháng sinh cũng như hạn chế những nhược điểm có thể mắc phải từ việc lạm dụng kháng sinh gây ra.

Tài liệu tham khảo:


Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.




LIÊN HỆ