Máy Sản Xuất Khăn Lạnh

Bạn dễ dàng tìm thấy những chiếc khăn lạnh, khăn ướt khi ghé nhà hàng, khách sạn, quán karaoke… Nó là vật dụng kèm theo để vệ sinh cá nhân, lau tay, lau mồ hôi và làm mát cơ thể. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi rằng dây chuyền sản xuất khăn lạnh hình thù ra sao không?

Nếu bạn là một người tiêu dùng ham học hỏi hoặc là người kinh doanh có ý định đặt in khăn lạnh cho cơ sở dịch vụ của mình. Bạn thật sự cần hiểu rõ hơn về quy trình làm ra những chiếc khăn lạnh này. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật dưới đây nhé!

1. Quy trình sản xuất khăn lạnh theo dây chuyền hiện đại

Để tạo ra những chiếc khăn lạnh (khăn ướt) mà bạn đang sử dụng phục vụ cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, lau mồ hôi, lau tay hay tẩy trang, nó phải trải qua một quy trình sản xuất với 7 bước cơ bản sau: 

Bước 1: Thiết kế file LOGO

Đây là khâu đầu tiên và quan trọng khi in khăn lạnh logo. Tùy vào yêu cầu và ý tưởng của khách hàng, xưởng sản xuất sẽ thiết kế file in phù hợp, thường bao gồm nội dung (tên thương hiệu, địa chỉ, số điện thoại…). 

Bước 2: In bao bì khăn ướt

Sau khi đã có file in, xưởng sản xuất sẽ tiến hành in ấn lên bao bì đựng khăn ướt. Vỏ bao này có nhiệm vụ chứa đựng và bảo vệ lõi khăn bên trong. Đồng thời là nơi in ấn các hình ảnh, thông tin thương hiệu, sản phẩm bên ngoài.

Bạn đang xem: Máy sản xuất khăn lạnh

Tùy vào nhu cầu mà người ta sử dụng chất liệu bao đựng khăn phù hợp. Nhưng thông thường, vỏ làm khăn lạnh thường sử dụng 2 loại cơ bản sau:

Vỏ màng ngọc (vỏ thường): Được làm từ nhựa PVC cao cấp, ưu điểm là bền dai, giá thành rẻ. Vỏ màng ghép (màng kẽm): Đây là loại vỏ có hai lớp: lớp ngoài là lớp nhựa bóng mờ, lớp bên trong là lớp tráng kim loại bạc trắng, vừa có tác dụng ngăn ánh sáng, giữ mùi cho lõi khăn, vừa tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Sau khi bao bì in xong, người ta sẽ quấn bao thành cuộn để phục vụ cho khâu đóng gói cuối cùng.

dKhăn ướt vỏ ghép

Bước 3: Chuẩn bị vải

Chuẩn bị nguyên liệu làm lõi khăn. Thường là loại vải không dệt, có đặc trưng là không bị xù lông khi sử dụng, khả năng thấm hút cao cho nên dễ dàng làm sạch, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Thông thường, vải sản xuất khăn lạnh được sử dụng phổ biến là 2 loại cơ bản sau:

+ Loại chấm bi: Loại vải này không có lỗ, khả năng thấm hút cực tốt. Tùy vào yêu cầu mà có thể chọn loại có định lượng phù hợp như:

Chấm bi 01 (70g): Là lõi mỏng, thường dành cho các quán ăn, quán nhậu lớn.Chấm bi 02 (75g): Loại lõi dày, thường dùng cho cửa hàng coffee, nhà hàng lớn.Chấm bi 03 (90g): Loại rất dày, thích hợp cho quán bida, nhà hàng, khách sạn lớn.

+ Loại lưới: Loại vải làm lõi khăn này trên bề mặt có nhiều lỗ nhỏ liti, tạo sự thông thoáng và vệ sinh. Tương tự như lõi bi, vải lõi lưới cũng có nhiều định lượng khác nhau:

Lưới 01 (50g): Có 2 loại mỏng và dày, thường được quán ăn nhỏ đặt mua.Lưới 02 (55g): Loại lõi dày, dùng cho quán café, nhà hàng quy mô nhỏ.Lưới 03 (60g): Lõi dày, thường dành cho nhà hàng, quán karaoke nhỏ.

Bước 4: Xếp vải

Phôi vải có kích thước chiều rộng theo yêu cầu sẽ được lấy từ cuộn, sau đó đưa tới bộ phận xếp vải trên dây chuyền sản xuát để gấp thành 4 phần bằng nhau. Đồng thời vải sẽ được căng thông qua các cơ cấu rulo.

Bước 5: Thấm ướt vải

Tiếp theo, vải sẽ được đưa đến thấm ướt để giữ độ ẩm (bằng nước tinh khiết R.O, hoá chất, hương liệu) rồi đưa thẳng đến hộp cắt.

Xem thêm: Tỷ Lệ Bóng Đá, Keo Bongda

Bước 6: Gấp vải và cắt

Vải đã thấm ướt sẽ được gấp lại và cắt thành kích thước chuẩn đã được điều chỉnh trên máy (ví dụ như 24×24, 24×20, 24×18…). Sau khi cắt xong, vải sẽ được xếp đôi để chuẩn bị chuyển sang khâu đóng gói.


*

Công đoạn xử lý vải


Bước 7: Đóng gói sản phẩm

Vải đã xếp đôi được bộ truyền xích tải tới cơ cấu đóng gói, lúc này cuộn bao bì đã in sẵn cũng được kéo tới cơ cấu đóng gói để định dạng sao cho bao bì bọc lấy vải và đóng kín. 

Tiếp theo, máy sẽ dán mép bao bì sát vào với nhau và được đưa tới bộ phận chổi quét – băng chuyền để ép không khí trong bao ra ngoài. Sau đó đưa vào hộp cắt và hàn nhiệt hai đầu bao. Cuối cùng, khăn được chổi quét đưa ra khỏi hộp gia nhiệt và hàn mép giữa.

Cuối cùng, khi sản phẩm được hàn kín các mép, trước khi đưa ra thị trường hoặc giao hàng cho khách, khăn lạnh sẽ được đóng gói vào bao nilon, cho vào từng thùng carton với số lượng quy định sẵn. 

2. Các loại máy trong dây chuyền sản xuất khăn lạnh

Để sản xuất khăn giấy lạnh phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, dù là mô hình doanh nghiệp tư nhân hay cơ sở lớn, trong quy trình sản xuất khăn lạnh đều phải đảm bảo có 2 loại máy là máy in và máy đóng gói khăn. Mỗi loại sẽ có chức năng, nhiệm vụ và giá thành khác nhau.

a. Máy in

Đây là loại máy phục vụ cho mục đích in ấn các hình ảnh, chữ viết lên chiếc bao bì đựng khăn lạnh. Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sau khi in có rõ nét, màu sáng hay không. Thông thường, các xưởng sản xuất đều sử dụng 3 loại máy in cơ bản sau:

Máy in lụa: Thường áp dụng cho đơn hàng in 1 màu ở mặt trước trên các mẫu có sẵn. Giá thành máy khá rẻ nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, dòng máy này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ sản xuất cho các đơn hàng số lượng ít.Máy in flexo: Loại máy này có thể in được 2 màu sát nhau và in được cả 2 mặt của bao bì khăn lạnh. Đặc biệt, máy flexo cho công suất lớn, có thể đáp ứng được yêu cầu in khăn nhanh với đơn hàng số lượng lớn.Máy in ống đồng: Là loại máy in cho năng suất và chất lượng cao nhất trong tất cả các dòng máy. Máy có thể in được 2 màu trở lên, in trên 2 mặt trước và sau mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo tuyệt đối. Tuy nhiên, giá thành khá cao và chỉ thích hợp cho các đơn hàng lớn.

b. Máy đóng gói

Máy đóng khăn mini: Đây là loại máy làm khăn có thiết kế nhỏ gọn, cho hiệu suất khoảng 25 cái/ phút. Máy mini vẫn vận hành theo nguyên lý tự động nên dễ lắp đặt, dễ thao tác. Loại máy này khá rẻ, chỉ từ 7 – 10 triệu đồng nên được các xưởng nhỏ lẻ ưu tiên.
*

Máy in khăn lạnh mini


Máy đóng khăn bán tự động: Dòng máy hoạt động dựa trên hệ điều khiển lập trình PLC, kết hợp với cảm biến điện từ. Máy có thể sản xuất từ 30 – 120 cái/ phút với tỉ lệ sản phẩm lỗi rất thấp. Loại máy bán tự động phù hợp với các xưởng sản xuất quy mô vừa.Máy đóng khăn tự động: Máy làm khăn ướt tự động là loại máy thuộc thế hệ mới nhất. Máy được lắp ráp với chế độ tự động hoàn toàn cho năng suất từ 180 – 200 cái/ phút. Tuy nhiên, giá máy tự động rất cao, từ 250 triệu đến 1 tỷ đồng nên chỉ phù hợp với các cơ sở sản xuất lớn.

3. Lợi ích khi in khăn lạnh bằng máy móc, dây chuyền hiện đại

Mặc dù giá dây chuyền sản xuất khăn lạnh sẽ có sự chênh lệch giữa các loại máy in, máy đóng gói. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống máy móc hiện đại sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

Rút ngắn thời gian: So với việc đóng gói hay in thủ công thì sử dụng máy móc hiện đại với năng suất cao sẽ rút ngắn thời gian in ấn cao gấp nhiều lần mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.Đảm bảo tính thẩm mỹ: Tất cả quá trình in và đóng gói hoàn toàn tự động nên thành phẩm in luôn đều màu, sắc nét, các mép hàn tinh xảo và hạn chế bị lỗi nhất.Đảm bảo vệ sinh an toàn: Sử dụng phương pháp sản xuất thủ công có thể gây ra các vấn đề về vệ sinh như nhiễm khuẩn. Với máy móc và hệ thống khép kín thì đảm bảo tối đa tính vệ sinh an toàn cho sản phẩm.Tiết kiệm chi phí: Ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ vừa cho năng suất làm việc cao hơn mà không tốn kém nhiều nhân công. Điều này cũng có nghĩa là sẽ hạ chi phí sản phẩm, giúp khách sở hữu mức giá in khăn rẻ nhất.Tăng hiệu quả sản xuất: Làm việc với tốc độ cao, nhanh và chính xác sẽ giúp tăng hiệu quả sản xuất. Tiến độ sản xuất được đảm bảo, giúp các doanh nghiệp xây dựng được lòng tin của khách hàng.

Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về quy trình cũng như dây chuyền sản xuất khăn lạnh rồi. Từ đó lựa chọn cơ sở sản xuất uy tín ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của mình. Cuối cùng chúc các bạn thành công!