Cách tập xe đạp cho bé nhanh biết đi xe đạp

Xe đạp cho bé không đơn giản là một món đồ chơi giải trí, mà nó còn là một công cụ giúp bé phát triển kỹ năng vận động, khả năng khéo léo, phối hợp. Nhưng thời điểm nào thì nên cho bé tập xe, để vừa đảm bảo sự hiệu quả lại vừa đảm bảo sự an toàn thì chưa chắc ai cũng biết. Chính vì vậy ở bài viết này, fanbangparty.com sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc đó.

Bạn đang xem: Cách tập xe đạp cho bé nhanh biết đi xe đạp


1. Độ tuổi phù hợp nào thì bé có thể bắt đầu đi xe đạp?

Không có độ tuổi thích hợp hay hoàn hảo để học đi xe đạp. Thời gian sẽ phụ thuộc vào sự phát triển thể chất và tinh thần, mức độ thoải mái và sự phối hợp của trẻ. Nếu chúng không đủ sức để đạp, bạn có thể đợi cho đến khi chúng lớn hơn hoặc bạn có thể giới thiệu chúng với xe đạp thăng bằng, giúp họ có cảm giác lướt và giữ thăng bằng bằng cách đẩy xe đạp bằng chân. Ngay cả những đứa trẻ rất nhỏ cũng có thể bắt đầu theo cách này. 

Có rất nhiều ý kiến cho rằng trẻ em nên bắt đầu đi xe đạp khi 3 tuổi trở nên, ý kiến đó hoàn toàn đúng nhưng có vẻ lại hơi an toàn. Thực ra, ở độ tuổi 1,5 tới 2.5 tuổi bé đã sẵn sàng bắt đầu làm quen và trải nghiệm với những chiếc xe đạp, tuy ở độ tuổi này bé chưa có thể chất và vóc dáng như 3 tuổi để có thể điều khiển 1 chiếc xe, nhưng đây lại là giai đoạn rất quan trọng để trước khi cho bé làm quen với 1 chiếc xe đó là học giữ thăng bằng. Đây sẽ là 1 chiến lược thông minh để con bạn có thể tập đi xe 1 cách dễ dàng và tránh rủi ro nhất. 

Với việc cho bé luyện tập khả năng giữ thăng bằng thì những chiếc xe mà bé tập sẽ không có bàn đạp (có thể là những chiếc xe chòi chân hoặc chiếc xe đạp tháo bánh), mà để chiếc xe di chuyển bé sẽ dùng chân để đẩy, nhờ đó đôi chân của bé sẽ khỏe hơn và cảm nhận sự thăng bằng tốt hơn. Khi khả năng giữ thăng bằng của bé tốt rồi thì mới chuyển qua các loại xe khác nhau 3 bánh, 4 bánh với 2 bánh hỗ trợ, sau đó là xe 2 bánh.

Vì vậy nếu bé 1,5 tuổi mà đã có thể tự tin chạy, đủ chiều cao ngồi trên xe thăng bằng thì đừng lo lắng gì mà không cho bé luyện tập nhé.

*

Sau khi khả năng giữ thăng bằng của bé tốt hơn, đôi chân sau khi luyện tập 1 thời gian thì nó cũng cứng cáp hơn thì bắt đầu cho bé luyện tập với xe ba bánh để quen với những chuyển động khác của bàn chân.

Để kiểm tra xem đôi chân của bé đã đủ khỏe chưa thì hãy chắc chắn bé có đủ sức khỏe để giữ chiếc xe đạp, đôi chân của bé đạp xe không thấy nặng nề, nếu có chút khó khăn khi tăng tốc độ, bạc có thể đẩy nhẹ vào lưng của bé, đừng cố gắng hỗ trợ bé quá nhiều, hãy để bé tự xoay sở 1 lúc trước khi quyết định giúp đỡ bé.

Sau đó, 1 khoảng thời gian nữa, khi bé đã có khả năng kiểm soát được chiếc xe, các bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mắt,.. có sự phối hợp nhịp nhàng, thì ba mẹ có thể cho bé bắt đầu với 1 loại xe khác có kích thước lớn hơn và có 2 chiếc bánh nhỏ giúp giữ ổn định. 

*

Ở giai đoạn này, bé sẽ rất dễ bị ảnh hưởng ở môi trường xung quanh, tính bắt chước trở nên rõ rệt, bé sẽ nhìn vào những người thân, bạn bè hàng xóm đi những chiếc xe hai bánh không có bánh hỗ trợ mà trở nên có động lực luyện tập. Ở thời điểm này, 4-5 tuổi bé đã đủ khả năng sức khỏe để giữ thăng bằng, điều khiển 1 chiếc xe đạp 2 bánh mà không cần hỗ trợ.

Tuy nhiên, kèm theo những động lực đó đôi khi là sự phấn khích quá mức dẫn tới nguy hiểm. Theo nghiên cứu thì trẻ em ở độ tuổi này thường có nguy cơ bị thương cao hơn nhiều khi đi xe đạp mà không có bộ phận hỗ trợ ổn định, chống ngã. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể tránh được với sự giám sát và giúp đỡ từ phía người lớn.

*

Trên 6 tuổi, ngoài việc tổng quan về sức khỏe và khả năng phối hợp các bộ phận của bé đã tốt hơn rất nhiều thì còn 1 điều nữa đó là nhận thức về sự nguy hiểm của bé cũng đã tăng lên vì đã được sự giúp đỡ của người lớn trong 1 thời gian dài. 6 tuổi, đôi bàn tay cũng sức để sử dụng phanh.

Từ 9-12 tuổi thì chắc chắn bé đã hoàn toàn đã có đủ kinh nghiệm để điều khiển xe đạp theo ý muốn của mình về tốc độ đi. Tuy nhiên, chính vì vậy mà nguy cơ nguy hiểm lại cao hơn khi bé thử tốc độ cao, buông tay….

*

2. Hướng dẫn bé đi xe đạp

Sau khi lựa chọn được xe cho bé thì bắt đầu dạy cho bé đi xe nhé.

2.1 Luyện tập với xe thăng bằng. 

Luyện tập với xe thăng bằng là một bước đệm quan trọng giúp bé tiến tới việc sử dụng những chiếc xe đạp 2 bánh, đây là một kĩ năng rất cơ bản nhưng để học được nó thì sẽ mất 1 chút thời gian luyện tập. Chúng ta sẽ luyện tập cho bé trải qua 4 bước sau:

Đi bộNgồiChạyLướt nhẹ

Đầu tiên, chúng ta sẽ cho bé đi bộ với chiếc xe thăng bằng bằng cách cho bé dắt xe, đẩy xe. Khi cảm thấy bé đã có sự tự tin thì bạn có thể cho bé ngồi lên chiếc xe, đặt 2 chân xuống đất. Ở kỹ thuật này, bé sẽ cảm nhận được và bắt đầu làm quen với sự cân bằng.

Khi bé đã quen với xe, quen với việc để 2 chân chạm đất thì hãy để bé bắt đầu dùng chân để đẩy xe đi với tốc độ chậm, sau đó tăng tốc dần dần lên. Điều này cần luyện tập nhưng khả năng đi xe của bé sẽ tăng lên rõ rệt. Sau cùng, hãy để bé ngồi và đẩy 2 chân cùng lúc giống như đang lướt.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Khi In Nhãn Mác Chai Lọ, In Nhãn Mác Dán Chai Lọ

làm theo 4 bước đơn giản trên kia sẽ giúp con bạn xây dựng sức khỏe, sự dẻo dai và khả năng cân bằng hiệu quả.

2.2 Luyện tập với xe có bàn đạp

Khi bé đã sẵn sàng tập đi xe 2 bánh, hãy yêu cầu bé đứng qua xe đạp bằng một chân ở hai bên bàn đạp và bắt đầu đi từ từ với nó một chút, giống như xe đạp thăng bằng. Khi chúng có chuyển động này, hãy thử bảo bé ngồi xuống và bắt đầu đạp, đảm bảo rằng bạn đang ở gần bé để bé cảm thấy an toàn và kiểm soát được.

Bạn có thể cần phải đẩy bé một chút để khởi động, nhưng khi chúng bắt đầu đạp, chúng sẽ có thể lấy đà mà không bị ngã. Hãy để bé có một vài vòng để bắt đầu xây dựng sự tự tin của bé.

Khi bé đã tự tin với việc đạp xe trong một khoảng thời gian ngắn, hãy dạy bé cách sử dụng phanh, chỉ cho bé biết mình đang ở đâu và phanh nào có tác dụng gì. Phanh là một phần quan trọng của việc lái xe, bạn có thể bắt đầu dạy chúng bằng cách thực hiện “dừng khẩn cấp”.

Để làm điều này, hãy yêu cầu con bạn đạp xe về phía bạn. Khi chúng đã bắt đầu đạp xe và đã tạo được đà, hãy yêu cầu chúng dừng lại, khuyến khích chúng bóp phanh và giảm tốc độ bằng cách đặt chân xuống đất. Yêu cầu con bạn dừng xe khẩn cấp sẽ giúp con làm quen với áp suất và thời gian sử dụng để phanh.

Khi con bạn đã học được những kiến ​​thức cơ bản, bạn có thể để chúng tự lái xe một mình. Cố gắng hết sức để cho họ không gian để họ có thể tập đạp xe, xây dựng sự tự tin một cách tự nhiên mà không cần nhờ đến bạn để giúp họ giữ thăng bằng. Nếu họ bị ngã, hãy động viên hết sức có thể để họ không quá sợ hãi khi quay trở lại.

Đi xe đạp là một bước đầu tiên thú vị cho con bạn, nó sẽ rất vui và cho họ sự tự tin để thử những điều mới. Dạy con đi xe sớm là tốt nhất, trong khi sự ức chế của chúng còn thấp và chúng rất ham học hỏi.

3. Những lưu ý khi luyện tập

Mặc quần áo thoải mái.

Khi tập xe bạn nên mặc bộ quần áo thoải mái 1 chút nhưng cũng đừng quá rộng, tránh trường hợp mắc phải xe dễ gây ra nguy hiểm. Bộ quần áo thoải mái là bộ quần áo không khiến bé khó chịu khi cử động, ba mẹ có thể hỏi bé để kiểm tra xe chúng đã tốt hay chưa.

Phụ kiện an toàn

Để an toàn cho bé, bạn có thể chuẩn bị một số phụ kiện bảo vệ như mũ đội, bao tay, bao chân,... để tránh bị xây xát khi có sự cố xảy ra. 

Vận động vừa đủ

Mặc dù vận động rất tốt nhưng nó cũng phải phù hợp với cơ thể, nhất là đối với các bé khi cơ thể còn yếu ớt mà bé lại dễ ham chơi, nên dẫn tới nhiều khi bé bị quá sức. Ba mẹ chú ý điều này nhé.

Hi vọng với bài viết này, ba mẹ sẽ hiểu hơn và cho bé luyện tập xe đạp ở thời điểm thích hợp nhất.