ĐÀO THẤT THỐN LẠNG SƠN

“Xét về mặt thẩm mỹ dưới con mắt người chơi cây, đào thất thốn được coi là ‘hoàng hậu’ của các loại đào rừng, bạch đào,….bởi vẻ đẹp tiềm ẩn cũng như nét đẹp tinh tế mà các giống đào khác không có được. Còn xét về tiềm năng kinh tế, thì quả thực người gắn bó với giống đào này phải rất mạo hiểm, nhưng một khi nắm được điểm yếu của nó và biết cách khắc phục thì sẽ mang lại hiểu quả kinh tế cao. Chỉ trong 1-2 năm, thế cây hoàn thiện, dáng đẹp có thể cho giá 3-5 triệu đồng, hơn hẳn so với các loại cây khác”


*

Đào thất thốn là gì và tại sao gọi đào thất thốn là đặc sản tiến vua ? Đào thất thốn là gì? Theo các cụ nghệ nhân trồng đào cho biết, đào “thất thốn” là loại đào có cây cao hơn mặt đất 7 tấc (hơn 1m), trồng trong 3 năm mới đơm hoa, 7 năm cây ra hoa kép và mỗi tầng hoa đều có 7 cánh, vào ban đêm hoa tỏa hương thơm thoang thoảng mà giống đào thường không có được.

Bạn đang xem: Đào thất thốn lạng sơn

Chưa ai biết xuất xứ của loại đào này, nhưng các cụ cao tuổi làng đào Nhật Tân cho biết, từ khi lớn lên đã thấy Nhật Tân có đào thất thốn. Đào thất thốn có tán hình nấm là đẹp nhất, lá dày, xanh thẫm, cành mọc chia đều ra xung quanh. Muốn trồng được đào thất thốn, người trồng đào phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Đất trồng đào phải là đất thịt được đánh lên, phơi nỏ nắng, không để đất còn lại chút chất chua nào. Tưới cây phải tưới bằng nước sạch, bởi vậy, cây đào trở nên thanh cao, tao nhã, xưa kia chỉ các bậc quyền quý, nhà giàu mới chơi loại đào này. Để chăm dưỡng được một cây đào quý này, vào những ngày rét mướt, sương muối hay những hôm nắng bỏng héo lá, người trồng đào phải là một “bà đỡ” thật khéo thì đào mới trụ được. Chơi đào thất thốn phải đánh nguyên cả cây, cho vào chậu chứ nếu chỉ cắt cành thì quá lãng phí và không biết cách chơi đào. Những năm bao cấp, hầu như không còn ai trồng đào thất thốn, thỉnh thoảng mới có một gia đình cố giữ lại trong vườn.

Đào thất thốn được trồng ở đâu?Nhật Tân, Hà Nội

Đào Thất Thốn, cái tên nghe lạ lẫm với không ít người dân Hà Nội, thứ hoa được dân chơi tôn là vương giả nhất trong các loại hoa đào. Trước đây, gần như nhà nào ở Nhật Tân cũng có đào Thất Thốn. Thất Thốn thường chỉ ra hoa sau rằm tháng giêng, được coi là loài hoa riêng của mùa lễ hội.

Cũng không ai biết rõ loài hoa này vì sao lại có mặt ở Nhật Tân và có tự bao giờ. Nhiều người yêu loài hoa này đến nỗi đã đặt cho nó thêm những cái tên như đào thờ, đào bói, đào tiến vua… Hoa đào là loài có một đặc điểm riêng mà không một loại cây nào có được: Dù bị cắt lìa cành vẫn trổ hoa, kết quả. Đất càng cằn cỗi hoa càng đẹp. Thất Thốn còn có sức sống mãnh liệt hơn thế nữa, có thể sống được trong chậu, trong khi đào thường chỉ khoảng ba năm là chết. Thất Thốn thân ngắn, gốc sùi phồng xù xì, lá to và dài xanh đậm, vỏ cây nếu bóc ra thì tím màu mận chín chứ không có màu gỗ như các loại đào thường.

Giống đào xù xì, rêu mốc này có sức hút kỳ lạ, mỗi thốn cành cây, tức là độ dài bằng đốt ngón tay, có thể trổ tới bảy bông hoa, nên gọi là Thất Thốn. Thất Thốn đỏ từ rễ đỏ lên tới búp, mầm nhọn và cứng cáp như lưỡi kiếm. Hoa đỏ vô cùng, tựa như hoa hồng nhung vậy, có thể nở từ gốc, và đã có người yêu Thất Thốn đếm được hoa nở tới ba tuần, sở hữu một vẻ đẹp không một loại đào nào sánh được.

Bác Nguyễn Minh Mầm – một nghệ nhân trồng đào nổi tiếng, Chủ nhiệm CLB Sinh vật cảnh phường Nhật Tân -cho biết: “Để có được một cây đào giống thất thốn, người trồng phải bỏ ra từ 1 – 3 triệu đồng. Bởi thế, chỉ có ai dũng cảm lắm, yêu nghề trồng đào lắm thì mới dám đầu tư”. Tính ra cả làng hiện nay mới chỉ có khoảng mấy chục gốc đào quý.

Bác Nguyễn Xuân Mai – ở phường Xuân La (tiếp giáp với Nhật Tân), vốn là người rất mê trồng đào – đã dám nhận thầu hàng nghìn mét vuông đất trồng lúa để chuyển sang trồng đào, hiện trong trang trại nhỏ của bác đã có khoảng chục gốc đào thất thốn. Năm nay cũng là vừa tròn 3 năm, bác đang hồi hộp chờ đợi đào ra hoa. Bác Mai đã đi gặp nhiều nghệ nhân trồng đào trong làng Nhật Tân để bàn cách gìn giữ giống đào quý, nghiên cứu cách lai tạo để cho ra giống đào thất thốn có sức chịu đựng cao trong mọi điều kiện thời tiết, mà vẫn cho dáng cây và hoa như nguyên bản. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá của vùng này quá nhanh, đất trồng đào đang bị thu hẹp dần đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì nghề trồng đào truyền thống nói chung và giống đào quý này nói riêng.

Sáng nở một bông, trưa nở tiếp một bông, có người sợ cây nở hết mà không được ngắm nên không dám ngủ. Cây nhiều bông thì chóng tàn hơn đào thường, nhưng cây ít bông thì bền đến lạ lùng. Theo giới chơi đào, đào “Thất Thốn” là loại đào có cây cao hơn mặt đất không quá bảy tấc, trồng trong ba năm mới đơm hoa, bảy năm cây ra hoa kép và mỗi tầng hoa đều có bảy cánh, vào ban đêm hoa toả hương thơm thoang thoảng mà giống đào thường không có được. Sắc hoa cũng đậm đà chứ không nhạt như đào bình thường hay quá đỏ như bích đào. Cây đào Thất Thốn đẹp là cây có tán hình nấm, lá dày và có màu xanh thẫm, cành tỏa đều ra xung quanh, dáng cây cân đối với chậu. Người chơi đào Thất Thốn thì phải chơi nguyên cả cây trong chậu chứ không chơi cành.

Khác với những giống đào Bích, đào Phai, đào Thất Thốn nở hoa muộn vào sau rằm tháng giêng. Chính vì vậy nếu các giống đào thường để đón giao thừa thì đào Thất Thốn nở hoa để đón “tháng giêng là tháng ăn chơi”. Vì thế đào Thất Thốn nở hoa đúng tết Nguyên đán là điều xưa nay chưa thấy. Nhưng cũng chính vì thế mà không kinh doanh được, các thủ thuật với đào thường như khoanh, tuốt lá… để ép ra hoa đúng cữ xuân, hay ghép mắt đào thường vào gốc không có tác dụng gì với loại đào này. Chính vì vậy từ lâu ở Nhật Tân đào Thất Thốn dần vắng bóng. Giờ đây giống này rất hiếm, họa hoằn lắm mới thấy đâu đó góc vườn hay góc ao một cây đơn độc, đứng khòng khoèo chịu số phận hẩm hiu.

Thế nên người trồng Thất Thốn ở Nhật Tân cứ nản lòng dần. Nhiều nhà ở Nhật Tân đầu tư vào loại đào này mất tiền, mất thời gian vô kể mà chưa ai thành công, nên gọi nó là “đào Thất Thoát”. Tay chơi đào đến mê mẩn và trồng được đào Thất Thốn ép nở đúng dịp tết nổi tiếng nhất giờ có lẽ là anh Lê Hàm ở Nhật Tân. Đã từng tay trắng vì đào, nhưng khi làm lại anh chỉ tâm niệm là làm thế nào bắt đào Thất Thốn nở đúng dịp tết Nguyên đán vì bởi “hoa đẹp như thế mà nở tuột mất tết thì vô cùng tiếc”.

Do không làm Thất Thốn ra hoa được nên ở Nhật Tân, không ít người nản chí đã dùng gốc đào Thất Thốn rồi ghép các loại mầm đào khác để cây dễ ra hoa. Những cây được gọi là Thất Thốn nhưng ghép kiểu này cũng dễ nhận ra vì cành hoa thường dài, dáng và gốc không xù xì cổ kính và không bao giờ có được màu thắm đậm đặc trưng của đào Thất Thốn. Hơn nữa, thịt cây đào Thất Thốn có màu đỏ hồng tím đậm còn các giống đào khác chỉ cần dùng móng tay cạo nhẹ là đã thấy màu xanh. Cũng chính vì việc chiết ghép được coi là “cứu cánh” nên ở Nhật Tân hiện nay có tới bốn loại đào Thất Thốn. Đó là loại hoa đỏ đậm, loại đỏ nhạt hơn, một loại có màu như đào phai và một loại có năm cánh.

Suốt 20 năm chăm sóc, vun trồng, anh Hàm thực sự xem đó là niềm đam mê của mình. Cho đến giờ, nhìn những cây đào đơm hoa trong nhiều kiểu dáng đẹp, niềm vui hiện lên rạng rỡ trên gương mặt ông chủ này.

Đào thất thốn Đà Lạt

Đào thất thốn Đà Lạt là một loại cây cảnh có dáng lùn, đẹp tự nhiên, nở nhiều hoa, sai quả, tuổi thọ cao và có tên khoa học Prunus Persica, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Đào thất thốn Đà Lạt đầu tiên được một nghệ nhân ở Ấp Đa Thiện ( Đà Lạt ) – cụ Vũ Hữu Sửu, gây giống và phát triển vào năm 1968. Sau đó được một nghệ nhân ở ấp Hà Đông ( Đà Lạt) – cụ Ngô Nhật Tiên, đưa cây vào trồng chậu tạo thế phát triển thêm về mặt nghệ thuật. Hiện nay, đào Thất thốn Đà lạt có mặt ở hầu hết vườn cảnh của những nghệ nhân tại Đà Lạt.

Đào Thất thốn Đà Lạt là một loại cây có giá trị nghệ thuật rất cao trong bonsai- cây cảnh, có cây lên đến hàng chục triệu đồng. Ngoài các đặc điểm giống như đào thường như lá đơn, hình mác, mọc so le, có mép răng cưa; vỏ thân già màu xám; trái hình cầu có đầu nhọn; hạt hình bầu dục có một đầu nhọn và có vân lồi lõm, còn có một số đặc điểm sau:

Tán cây thường rất rậm vì lá chen nhau, và vì lá đào Thất thốn Đà Lạt lớn và dài hơn lá đào thường; dài 10-20 cm, rộng 1,5-2 cm. Đào Thất Thốn Đà Lạt có nõn lá non màu xanh trong khi nõn lá đào thất thốn Hà Nội màu xanh phớt đỏ sậm. Đào thất thốn Hà Nội có lá ngắn và nhỏ hơn đào Thất thốn Đà Lạt.Tại đốt cây, khoảng cách giữa 2 lá của đào thất thốn Đà Lạt rất ngắn, cứ 1cm có 5-7 lá trong điều kiện ánh sáng thường. Đó chính là lý do khiến chiều cao của cây phát triển chậm. Mỗi năm cành và thân đào phát triển dài thêm được khoảng 3-5 cm.Cành và thân đào thất thốn nói chung cứng và giòn nên khó uốn, nhất là khi đã hóa mộc.Thân cây có nhiều vảy sẹo. Vỏ thân cây đã hóa mộc thường có màu xám trong khi thân đào Thất thốn Hà Nội có màu nâu sậm.Hoa đào Thất thốn Đà Lạt có màu hồng lợt với 5 cánh hoa, một vòi nhụy cái, khoảng 25 cuống và túi phấn hoa. Đào Thất thốn Hà nội có hoa kép cánh nhỏ hơn, màu đỏ sậm và thường ra hoa tập trung hàng loạt vào dịp tết. Đào Thất thốn Hà Nội ra hoa cũng dịp này nhưng trong khoảng thời gian kéo dài, rải rác hơn.Quả đào Thất thốn Đà Lạt lớn, đường kính trung bình 4-6 cm, màu vàng có má hồng sậm. Hạt nhỏ hơn đào thường và trái có vỏ mỏng, ít lông. Đào thất thốn Đà Lạt cho quả rất sai. Hoa đào tự thụ phấn, không cần thụ phấn chéo với giống đào khác.Thời gian thọ hàn thấp vì giống đặc chủng từ thành phố Đà Lạt nơi có nhiệt độ mùa đông không kéo dài bằng Hà Nội.Cây có giá trị trang trí 2 lần: một lần vào dịp tết khi cây ra hoa và một lần vào khoảng tháng tư âm lịch khi quả chín hồng trĩu cây.Tuổi thọ của đào thất thốn chưa được xác định chính xác mà các nhà trồng trọt đều nhận xét là đào Thất thốn ở độ tuổi 20 vẫn cho nhiều hoa, trái nhiều. Riêng những cây ở Đa Thiện từ năm 1968 hiện nay vẫn phát triển tốt.

Đào Thất thốn Đà Lạt có thể nhân giống bằng cách ghép, chiết và gieo hạt nhưng cây được nhân giống từ hạt vẫn giá trị hơn vì dễ chăm sóc và có tuổi thọ cao hơn.

Yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của đào Thất thốn cũng như đào bình thường ngoại trừ khi trồng trong chậu phải đưa đào ra ánh sáng khoảng 10 giờ/ngày trong đó có 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đặt cây ở mái hiên nên để cây đặt cây gần tường hướng về phía nam. Với vị trí đó cây sẽ có ánh sáng chiếu nhiều nhất là ánh sáng phản chiếu từ tường. Có như vậy đào thất thốn mới đủ điều kiện phát triển tốt và trái chín có màu đỏ sậm.

Đào thất thốn Đà lạt cũng chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh như đào thường như sâu đục lá và quả. Tuy nhiên, đào thất thốn ít bị sâu đục thân hơn có thể do thân gỗ cứng hơn đào thường. Đặc biệt lưu ý không trồng gần các cây thuộc họ Hoa Hồng để tránh lây nhiễm bệnh.

Đào thất thốn nói chung vốn có dáng tự nhiên đẹp không cần tạo thế. Tuy nhiên các nghệ nhân trồng đào thất thốn thường có các xu hướng sau:

Dạng hình nấm: Dạng này thường được các nghệ nhân ở Hà Nội ưa chuộng khi trồng đào thất thốn Hà Nội ( theo Báo Hà Nội điện tử- Mong manh phận đào Thất thốn)

Dạng cắt uốn theo các thế Bonsai: Một số nghệ nhân bonsai thường tỉa, uốn tạo các thế truyền thống ( theo luaviet.com.au/Essence of Vietnam).

Dạng cắt cành phát triển vươn ngang tự nhiên: Đây là dạng cây được bấm ngọn để tạo cành phát triển xa thân chính để cây hấp thụ được nhiều ánh sáng, cho trái nhiều, chín đỏ đều và ngọt.

Xem thêm: Mua Nguyên Liệu Làm Hoa Pha Lê Ở Đâu Tốt Nhất? Nguyên Liệu Hoa Đá Pha Lê

Tại sao giá đào thất thốn lại đắt như vậy?Vào mỗi dịp Tết, những cây đào thất thốn chớm nụ được trả giá 10 triệu, thậm chí đến 50 triệu đồng/cây nhưng các nhà vườn vẫn không có để bán. Trong cả nước, số lượng người trồng đào thất thốn nở đúng dịp Tết hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cũng phần vì độ “hiếm có, khó tìm” của nó, mà loại đào đặc biệt này được những người chơi cảnh gọi là “đặc sản tiến vua”, và có giá thuê thấp nhất là 10 triệu đồng/cây.

Anh Lê Văn Hàm, một nghệ nhân trồng đào ở Nhật Tân là người tìm ra phương pháp “ép” đào thất thốn nở đúng dịp Tết cho đến thời điểm hiện tại. Anh cho biết, đã nghiên cứu hơn 20 năm, đổ bao công sức và tiền bạc mới chỉ khám phá phần nào được giống “đào tiên” này.

Nguồn gốc và tên gọi của đào thất thốn có từ rất lâu nhưng để giải thích rõ ràng thì vẫn còn là ẩn số. Cụ Thành (81 tuổi), đã có 60 năm trồng đào cho biết, các các cụ ngày trước thường giải thích về tên gọi “thất thốn” theo 3 nghĩa. Thứ nhất, là trong một cây đào thất thốn, cứ khoảng 7 “thốn” (mỗi thốn bằng khoảng một đốt ngón tay) lại chia ra các cành nhỏ, mỗi đầu cành ra hoa hay có 7 bông tượng trưng cho chữ thất. Nghĩa thứ hai là lá đào thất thốn dài 7 thốn, gấp 3 – 4 lần so với lá đào thường. Thứ 3, là 7 năm đào thất thốn mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc trồng đào thất thốn, anh Lê Hàm cho biết, đào thất thốn phát triển chậm gấp 3 – 4 lần so với đào thường. Từ khi chiết cành cho đến hoàn thiện dáng, cho nở hoa đúng Tết mất khoảng 8 – 10 năm. Trong một năm, nếu biết chăm sóc tốt, cảnh đào sẽ mọc được tối đa là 7 thốn, khoảng 1 gang tay. Trong khi đó, các giống đào khác chỉ 1 – 2 năm là có thể cho dáng đẹp và có giá trị.

Giống đào thất thốn còn cho ra hoa kép. Trong một thốn đào, có thể ra vài chục bông hoa cùng lúc. Hoa có màu hồng thẫm, số lượng cánh hoa trên một bông đào thất thốn tối đa khoảng 49 – 50 cánh. “Đặc điểm ‘khó ưa’ nhất của đào thất thốn là chúng thường chỉ ra hoa vào khoảng rằm tháng Giêng. Để ép cho đào thất thốn ra hoa đã khó, và cho nó nở đúng dịp Tết lại càng khó hơn”, anh Hàm nói.

Hiện ở vườn đào nổi tiếng Nhật Tân, chỉ đếm trên ngón tay hộ trồng được loại đào này. Vì là loại đào quý và khó chơi nên giá của đào thất thốn khá cao, dao động từ 10 đến 30 triệu đồng/cây, với những cây có dáng đặc biệt, giá có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/cây.

Đã chơi đào thất thốn nhiều năm nay, anh Hải, một doanh nhân ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, chỉ những người thực sự chơi và hiểu cây mới thưởng thức được hết giá trị của đào thất thốn. Theo anh, cái đáng quý nhất mà đào thất thốn có được hơn các loại đào thường là lộc bật và hoa đâm ngang ra từ gốc xù xì.

Hiện nay, vườn đào thất thốn của anh Hàm có khoảng 80 cây thế đẹp, có thể trưng dịp Tết. Nhưng ngay từ đầu năm 2014, đã có một vài khách đến nhắn nhủ và “chọn mặt, gửi vàng” cây đào thất thốn ưng ý nhất.

Bác Hiệp, một nhà vườn đào thế nổi tiếng ở Nhật Tân cũng nhiều năm trồng thử số lượng ít đào thất thốn nhưng đều thất bại. Hiện tại, nhà vườn chỉ có 3 – 4 gốc đào thất thốn trong tổng số gần 1.000 gốc đào thế. Bác tâm sự: “Đào thất thốn phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ nhú vài cm. Đã 4 – 5 năm trồng thử loại đào quý này nhưng tôi đều thất bại. Hiện nay, tôi chỉ trồng vài cây cho vui, còn chủ yếu đầu tư vào thị trường đào thế. Không ít người đã từng ‘lao đầu’ vào làm đào thất thốn nhưng vừa mất thời gian và cuối cùng cũng ‘sôi hỏng bỏng không’”, bác Hiệp nói.

Người đi tìm bí quyết trồng đào thất thốnVốn đã gắn bó với cây sanh, si cảnh gần 5 năm, nhưng kể từ khi một người bạn ở Hà Nội đem lên tặng một cây đào thất thốn – giống đào quý tiến vua ngày xưa, ông Chuyên dần bị mê hoặc. Những bông hoa đỏ thắm huyền bí đâm ra từ gốc và chỉ nở vào sau Tết 1 tuần khiến ông mê mẩn. Ông Chuyên quyết định bỏ hết xanh, si để nghiên cứu giống đào này.

“Cây đào dáng trực, ra hoa thắm, nhưng không hiểu vì sao năm nào cũng ra hoa sau Tết. Nghiên cứu trên thị trường mới biết đây là loại đào ‘đặc sản tiến vua’. Vì thế tôi quyết chinh phục bằng được nó”, ông Chuyên kể.

Chưa có kinh nghiệm trồng đào, ông phải tìm đến các chủ vườn lân cận để học cách chiết, ghép cành và kích cho cây ra hoa. Tuy nhiên, năm sau cây con được chiết mọc rất chậm, chỉ nở được vài bông sau Tết.

Số lượng người trồng đào thất thốn ở Lạng Sơn rất hiếm nên ông phải lên mạng Internet tìm hiểu và nhờ một số người bạn ở Hà Nội tư vấn. Từ cây đào được tặng, ông bứt toàn bộ quả để nhân giống. Không ngờ, lứa đào F1 phát triển rất nhanh và đều. Tuy nhiên, sau vài năm, dáng cây đã đi vào hoàn thiện nhưng việc nở hoa thì “vô phương cứu chữa”, khiến ông thiệt hại một khoản lớn.

Tưởng chừng đã thất bại với giống đào “khó tính” này khi gần 8 năm miệt mài thử nghiệm thì đến năm thứ 9 chinh phục, ông Chuyên đã tìm ra phương pháp cho đào nở đúng dịp Tết. “Ngoài chế độ chăm sóc, cách uốn, tỉa cây thì việc tạo môi trường nhiệt, nước cực kỳ quan trọng. Nắm được điểm yếu của loại đào này, việc cho nó nở hoa đúng dịp Tết đã không còn khó khăn nữa”, ông Chuyên cười nói.

Vận dụng kỹ thuật sẵn có và rút kinh nghiệm dần từ các năm trước, những năm tiếp theo, cứ đến chừng 27-28 Tết là nụ hoa bắt đầu chúm chím. Thậm chí có cây con mới trồng được 1 tuổi nhưng đã cho ra 50 bông hoa, ngoài sức tưởng tượng của ông. Sau 16 năm với nghiệp trồng đào, tỷ lệ thành công tăng dần.

Tuy nhiên, theo ông Chuyên, việc chăm đào thất thốn vất vả và tốn công hơn rất nhiều so với trồng các loại cảnh khác. “Những loại cây khác có sức đề kháng với thời tiết rất tốt, trong khi cây đào lại rất nhạy. Nhiệt độ thay đổi một chút là trạng thái yếu, khỏe của cây thay đổi. Chỉ cần lơ là một chút là coi như đi tong cả một năm trời uốn nắn”, ông Chuyên nói. Bên cạnh đó, lá đào thất thốn đài gấp 3-4 lần đào thường, chừng 23-25 cm che hết các mắt cây, nên khi uốn thân và kích mọc nụ người làm phải hết sức khéo léo. Chỉ cần chấm sai mắt vài milimet là hỏng cả cây.

Mỗi năm, ông Chuyên nhân giống từ việc trồng hạt được khoảng 100 cây đào thất thốn. Tỷ lệ ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán đạt 80-90%. Do thị yếu chơi đào thất thốn ở Lạng Sơn chưa phổ biến nên giá bán khá rẻ. Thông thường, cây con 1-3 năm tuổi, giá 700.000 đồng đến 2 triệu đồng. Những cây trên 5 năm giá dao động 8-10 triệu đồng. Đặc biệt những cây lâu năm, giá lên đến 20-50 triệu đồng.

Năm ngoái, do nhuận 1 tháng nên phù hợp để đào thất thốn nở đúng dịp Tết, ông có trên 100 cây có giá trị trên thị trường. Đặc biệt, tại triển lãm cây cảnh ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), lần đầu tiên đưa cây xuống đất thủ đô, ông Chuyên đã chọn 68 cây đào thất thốn để trưng bày. Giá mỗi cây thấp nhất 5 triệu đồng. Đặc biệt một cây đào cổ, dáng độc được ông Chuyên tung ra tại thị trường năm nay với giá 160 triệu đồng. Đã có nhiều người hỏi thuê 20 triệu đồng, hay mua dứt với giá trên 100 triệu nhưng ông chưa đồng ý.

Ông cho biết, hiện tại nhà ông chỉ còn khoảng 20 chậu đào thất thốn được đưa về Lạng Sơn để phục vụ cho Tết năm sau. Với số lượng đào như hiện nay, chỉ trong dịp Tết này, trừ chi phí vận chuyển, chăm trồng, ông Chuyên cũng thu về hàng trăm triệu đồng. Ông cho biết, năm sau sẽ mở rộng thị trường ở các tỉnh lân cận, đặc biệt Hà Nội và sẽ nhận chăm nuôi các cây đào thất thốn cho các nhà, vườn có nhu cầu.

“Xét về mặt thẩm mỹ dưới con mắt người chơi cây, đào thất thốn được coi là ‘hoàng hậu’ của các loại đào rừng, bạch đào,….bởi vẻ đẹp tiềm ẩn cũng như nét đẹp tinh tế mà các giống đào khác không có được. Còn xét về tiềm năng kinh tế, thì quả thực người gắn bó với giống đào này phải rất mạo hiểm, nhưng một khi nắm được điểm yếu của nó và biết cách khắc phục thì sẽ mang lại hiểu quả kinh tế cao. Chỉ trong 1-2 năm, thế cây hoàn thiện, dáng đẹp có thể cho giá 3-5 triệu đồng, hơn hẳn so với các loại cây khác”, ông Chuyên nhấn mạnh