THIẾT BỊ PHÁT WIFE ĐI ĐỘNG VIETTEL

Sau khi chuyển đổi công nghệ từ cáp đồng sang cáp quang. Sự vượt trội mà đường truyền quang của Viettel đã khiến con số thuê bao trong và ngoài nước tin dùng tăng chóng mặt. Và khi lắp đặt mạng Viettel thì đương nhiên khách hàng đều cần dùng đến bộ thu phát tín hiệu mà chúng ta vẫn gọi là “modem”. Liệu bạn đã biết cấu tạo modem wifi thế nào chưa? Nó hoạt động ra sao và những thông tin báo trên thiết bị cho bạn biết điều gì?

Hãy cùng Viettel Hải Dương tìm hiểu điều này nhé!

Tìm hiểu về cấu tạo modem wifi Viettel

Modem wifi hay còn gọi là router hay bộ thu phát truyền dẫn tín hiệu. Hay nói chính xác hơn nó là bộ điều chế sóng tín hiệu đi vào và đi ra từ nhà cung cấp tín hiệu đến thiết bị sử dụng mạng và ngược lại. Nó có chức năng mã hóa số tín hiệu để chuyển dẫn đi và giải mã ở thiết bị đầu cuối.

Bạn đang xem: Thiết bị phát wife đi động viettel

*

Cấu tạo bên ngoài của router wifi Viettel

Router wifi Viettel nhìn từ bên ngoài rất đơn giản. Nó bao gồm các cổng kết nối với điện, kết nối thiết bị và một số nút bấm chuyên năng. Thông dụng cho các loại modem mà mọi người đang dùng có cấu tạo bên ngoài gồm:

1/ Các nút trên modem wifi Viettel

+ Đầu cắm nguồn – nút nguồn.

Đây là nơi cung cấp điện để thiết bị phát wifi nhà bạn hoạt động. Nó thường là dạng cổng tròn kim. Cắm trực tiếp với một adapter nắn dòng điện phù hợp với modem. Đầu tiếp xúc tròn và lỗ âm để cắm hợp với thiết kế lỗ nguồn. Bên cạnh có thể được đặt thêm một nút ấn làm công tắc đóng mở điện vào khi cần thiết.

Khi các bạn muốn tắt điện cho thiết bị thu phát này có thể rút điện hoặc ấn tắt ở nút nguồn nói trên.

*

+ Nút reset cài đặt

Mọi cài đặt của bạn từ trước đến giờ cho chiếc modem wifi Viettel sẽ bị xóa sạch khi bạn ấn vào nút reset. Đó là nút để bạn đưa thiết bị này về trạng thái ban đầu. Nên nếu bạn không biết không nên ấn vào nút này. Bởi khi muốn dùng lại thì cần phải cài đặt cho phù hợp với thông số đường truyền bạn được cung cấp.

2/ Các cổng kết nối

Cấu tạo của Modem wifi không chỉ sử dụng nguyên việc phát sóng tín hiệu không dây. Mà nó vẫn tích hợp những cổng kết nối có dây để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, chúng ta đáng quan tâm nhất đó là cổng LAN. Cổng LAN là gì và nó kết nối được với những thiết bị sử dụng mạng nào?

LAN (local arena network) là cổng kết nối hữu tuyến cho các tín hiệu mạng đi qua. Truyền dẫn nó đến các thiết bị sử dụng mạng đầu cuối như:

Máy tínhBộ setbox truyền hình số 2 chiều của ViettelMột số thiết bị chuyên dụng khác.

*

Ngoài cổng LAN còn có cổng LINE mà chúng ta ít quan tâm. Đây chính là đầu vào của tín hiệu dây quang. LAN là cổng tín hiệu dây ra thiết bị.

3/ Anten phát sóng wifi

Ở một số loại vẫn có cấu tạo modem wifi có anten là cột dài như dạng cột sóng. Tuy nhiên, những modem hiện đại ngày nay có thể có và có thể không. Đã có những loại được thiết kế cột anten phát sóng wifi ở bên trong lớp vỏ nhựa bọc. Đương nhiên, theo đánh giá thì việc này không hề ảnh hưởng đến truyền phát tín hiệu xa gần. Vì vậy, nếu bạn thấy kỹ thuật viên của Viettel đến lắp loại có “râu” hay không cũng không quan trọng nhé.

Đèn tín hiệu và nhận biết thông báo.

Khi bạn chú ý đến cục phát wifi của chúng ta. Bạn sẽ thấy có rất nhiều đèn xanh nhấp nháy không ngừng. Vậy những đèn tín hiệu đó là gì? Nó cho chúng ta biết điều gì khi nó sáng và không sáng?

1/ Đèn power

Cái đèn này thì chắc đơn giản với bất kỳ ai rồi. Nó là đèn chỉ nguồn điện được cấp vào hay không cho thiết bị. Nếu đèn báo xanh là thiết bị đang được cấp điện vào. Đèn ngắt đi là điện không được cấp vào thiết bị. Tuy nhiên, nguồn điện có thể vẫn ở cổng cấp điện nên muốn sửa chữa gì bạn vẫn nên rút ổ cắm adapter ra khỏi nguồn điện cho an toàn.

*

2/ Đèn báo LINE

Đèn này sáng nghĩa là đường truyền từ nhà mạng vẫn đến được đến thiết bị. Nó cho biết việc hỏng hóc nằm ở khoảng nào khi các đèn đầu ra không sáng.

Xem thêm: Xem Trực Tiếp Mu Và Chelsea Vs Southampton Tại Ngoại Hạng Anh Trên Kênh Nào?

3/ Đèn LAN

Đèn này báo hiệu đầu dây LAN nào đang sử dụng bình thường. Nếu bạn bật máy lên mà không thấy đèn này báo sáng thì nên kiểm trả lại dây kết nối hoặc đầu tiếp xúc.

4/ Báo hiệu internet wifi

Đây là đèn báo tín hiệu đầu ra cho các cổng kết nối cũng như bộ phát sóng wifi vẫn đảm bảo để truyền tín hiệu.

5/ Đèn WLAN

Đèn này báo hiệu tín hiệu truyền phát sóng không dây hoạt động hay không hoạt động. Nếu đèn xanh là sóng wifi nhà bạn dùng bình thường. Đèn không nháy nghĩa là thiết bị đang không phát được wifi cho bạn sử dụng.

6/ Đèn Author và Optical

Đây là 2 đèn báo của nhà cung cấp mạng. Bạn không cần quan tâm nhiều lắm. Bởi khi hai đèn này không sáng thì mọi tín hiệu khác cũng mất theo.

Cấu tạo của modem wifi Viettel bên trong

Cấu tạo modem wifi của Viettel hầu hết đều là các bản mạch kết nối với các đầu cắm bên ngoài mà chúng ta vừa tìm hiểu. Nó bao gồm các bộ phận:

*

Cục nguồnBộ IC nhận – giải mã và xử lý tín hiệu ra vào.Khối phát sóng wifiKhối truyền tín hiệu cổng LANAnten nhận tín hiệu và phát tín hiệuĐèn báo

Trong đó, bộ phận IC chính sẽ có chức năng như khối óc của modem. Nó sẽ tiếp nhận tín hiệu quang GPON cấp vào. Sau đó chuyển đổi nó sang dạng tín hiệu phù hợp với thiết bị sử dụng cuối cùng. Đưa nó sang nơi phát sóng hoặc dẫn tín hiệu ở cổng LAN.

Các bộ phận khác thì có lẽ quá đơn giản và thể hiện rõ chức năng của nó rồi.

Các loại modem wifi Viettel và chuẩn wifi đang dùng

Modem wifi Viettel hiện đang được sử dụng tại tỉnh Hải Dương

Các modem wifi hiện đại của Viettel đang được dùng để tương thích với mạng cáp quang đó là:

Huawei ONTDasanZTE

*

Đây là những thiết bị phát wifi kết hợp cùng cổng kết nối dây LAN nhiều cổng. Cho phép người dùng lướt wifi trên di động thả ga mà vẫn đáp ứng công việc trên PC hay laptop bình thường. Nó cũng đảm bảo cho khả năng phát sóng ở diện rộng nhất, ít bị nhiễu sóng ở các băng tần từ cao đến thấp.

Khi quý khách đăng ký lắp mạng Viettel sẽ thấy ngay được điều vượt trội này.

Chuẩn wifi của thiết bị cáp quang Viettel

Các thiết bị thu phát wifi của Viettel đều được sản xuất theo 4 chuẩn của mạng cáp quang tốc độ cao hiện nay. Nó gồm chuẩn b, a, g, n Nghĩa là

802.11bChuẩn 802.11aĐạt chuẩn 802.11gVà chuẩn 802.11n

Mỗi chuẩn này sẽ tương thích với tần số sóng truyền khác nhau.

Chuẩn 802.11b hoạt động ở băng tần 2,4GHz nên dễ bị nhiễu bởi các thiết bị phổ thông khác trên thị trường. Do tần số này được áp dụng cho rất nhiều các tín hiệu truyền phát như truyền hình, sóng radio, sóng điện đàm. Nhưng nó lại có ưu điểm về sự truyền tín hiệu rộng

Đối với chuẩn 802.11a thì hoạt động ở tần số 5GHz nên không còn tình trạng bị nhiễu nữa. Nhưng nó lại dễ bị cản bởi các loại như tường nhà, cửa… Do đó nó chỉ hoạt động ở phạm vi hẹp được mà thôi. Không thuận lợi mà chi phí ước tính cao hơn nhiều so với chuẩn b.

802.11g đã cải thiện bước sóng lên 54Ghz. Nó có thể chạy được ở tần số thấp là 2.4GHz nữa nên cũng cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, khi chuẩn n ra đời nó hoạt động ở 100Ghz và đạt được cả chuẩn b, a nữa đã thực sự cho chúng ta bước ngoặt lớn. Giờ đây bạn dùng mạng wifi sẽ được rộng hơn và sóng tốt hơn.