Cồn Sát Khuẩn Vết Thương

2. Các loại dung dịch sát khuẩn vết thương4. Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương

Sát trùng vết thương hở sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng, từ đó giúp vết thương nhanh lành hơn,

1. Tác dụng của sát trùng vết thương

Các vết thương hở chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể.

Khi các vết thương không được làm sạch, sát khuẩn đúng cách sẽ dễ xảy ra hiện tượng nhiễm trùng vùng da bị tổn thương.

Bạn đang xem: Cồn sát khuẩn vết thương

*
Sát trùng vết thương sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại tại vết thương

Việc sử dụng các loại nước khử trùng vết thương hở sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, các dịch viêm… cho vết thương. 

Đồng thời nước sát trùng vết thương còn giúp ngăn ngừa các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở.

Hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương cũng như giúp vết thương mau lành, tránh để lại sẹo. 

2. Các loại dung dịch sát khuẩn vết thương

2.1 Nước muối sát trùng vết thương

Đây là dung dịch sát khuẩn vết thương phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

Nước muối sát khuẩn vết thương thường khá dịu nhẹ, chỉ có tác dụng làm sạch vết thương đơn thuần, không giúp cải thiện quá trình phục hồi vết thương.

*
Nước muối sát trùng và làm sạch vết thương nhẹ nhàng

2.2 Cồn

Thông thường các loại cồn sát khuẩn vết thương sẽ có nồng độ khoảng 70 độ. Những loại cồn nồng độ cao hơn không có tác dụng diệt khuẩn. 

Cơ chế hoạt động của cồn là làm biến tính các protein của vi khuẩn, diệt các loại nấm, vi khuẩn, siêu vi.

Tuy nhiên, khi sử dụng cồn sát trùng vết thương hở có thể gây đau, xót và làm chậm quá trình lành vết thương. 

Khi sử dụng cồn cho vùng da bị thương trong một thời gian dài sẽ có thể gây kích ứng niêm mạc và da.

Ngoài ra cồn còn được sử dụng để sát trùng dụng cụ y tế và sát khuẩn da trước khi tiêm.

2.3 Nước oxy già

Khả năng sát khuẩn của oxy già là nhờ có chất oxy hóa mạnh Hydroperoxide.

Các loại oxy già loãng 1,5% – 3% đã có tác dụng vừa đủ để giúp khử trùng vết thương. 

Nước oxy già sẽ làm tổn thương màng tế bào, ADN và các thành phần thiết yếu của các vi khuẩn.

Tuy nhiên khi sử dụng nước oxy già sẽ có thể làm tổn thương mô hạt, gây khô và xót da.

Vì thế không sử dụng oxy già trên các vết thương đang lành vì có thể làm chậm quá trình lành thương. 

*
Không nên sử dụng oxy già để sát trùng vết thương hở

2.4 Thuốc đỏ

Mặc dù thuốc đỏ có thể giúp sát khuẩn vết thương, chống lở loét nhưng không nên quá lạm dụng thuốc đỏ vì nó có thành phần chứa thủy ngân.

Với các vết thương hở, các vết thương sâu, có diện tích rộng không nên sử dụng thuốc đỏ để sát trùng vì nếu để thủy ngân tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

2.5 Các chế phẩm sát khuẩn chứa iod

Thông thường sẽ có hai loại chế phẩm iod được sử dụng để sát khuẩn vết thương đó là cồn iod và Povidon iod.

Xem thêm: Truy Kích 2 Game Truy Kích Game Truy Kích : Vị Vua Mới Của Game Fps

Khi sử dụng cồn iod lên vết thương sẽ gây cảm giác xót, kích ứng da và nhuộm màu da.

Vì thế cần hạn chế sử dụng dung dịch này lên các vùng da mặt, vùng da nhạy cảm và tuyệt đối không sử dụng cho các vết thương sâu, hở miệng.

*
Thông thường cồn iod 70 độ đã đủ để khử trùng vết thương

Dung dịch Povidon iod sẽ giúp giải phóng iod từ từ và kéo dài tác dụng diệt vi khuẩn, virus, động vật đơn bào và nấm.

Tuy có tác dụng kém hơn các chế phẩm chứa iod khác nhưng Povidon iod lại có lượng iod tự do thấp, gây ít độc hơn.

2.6 Betaine 0,1% và Polyhexanide 0,1% (Protoan)

Polyhexanide sẽ có tác dụng kháng khuẩn, trong khi đó Betaine lại có thể dễ dàng thâm nhập vào mô để làm sạch vết thương, loại bỏ biofilm và mô chết. 

Hai loại dung dịch này thường được dùng để sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn kết mạc, phúc mạc và khoang màng phổi.

Ngoài ra hai loại dung dịch sát khuẩn này còn có thể giúp giảm tiết dịch, giảm mùi hôi cho vết thương, kích thích tạo các mô hạt mà không gây tổn thương đến mô hạt mới…

2.7 Berberin 0,1%

Berberin là một loại alcaloid, được nhiều nước trên thế giới sử dụng để điều trị các bệnh về đường ruột, tiêu chảy hay các bệnh về gan. 

Hơn nữa, nhờ khả năng giảm sưng viêm, phù nề và ức chế vi khuẩn, Berberin còn được sử dụng dưới dạng dung dịch để rửa và sát khuẩn vết thương.

Đối với các vết thương bỏng, Berberin còn giúp mọc mô hạt, tăng số lượng tân mạch và nguyên bào sợi, tạo điều kiện thuận lợi khi ghép da.

3. Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn cho từng loại vết thương

Các vết thương có mức độ tổn thương, tính chất khác nhau sẽ sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn khác nhau như:

Vết thương, vết mổ sạch được khâu kín sẽ dùng được với tất cả các loại dung dịch chai rửa vết thương.Vết thương hở, bỏng, vết loét mãn tính có thể chọn các loại dung dịch sát trùng như Betaine, Polyhexanide hoặc Berberin 0,1%.Các vết thương viêm mủ phần mềm, áp xe nghi nhiễm khuẩn yếm khí có thể chọn nước rửa vết thương Povidine, oxy già.Các vết thương viêm mủ phần mềm, áp xe không nghi nhiễm khuẩn yếm khí có thể sử dụng tất cả các loại dung dịch sát khuẩn vết thương. 

Việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn vết thương thích hợp sẽ vừa giúp vết thương được sát khuẩn, vừa hỗ trợ quá trình lành thương được diễn ra nhanh chóng. 

4. Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương

4.1 Đối với cồn và cồn iod

Khi sử dụng cồn và cồn iod để sát khuẩn cho vết thương các bạn cần lưu ý những điều sau:

Cồn nồng độ cao trên 70 độ sẽ không có tác dụng diệt khuẩn. Khi sử dụng cồn nồng độ cao lên vết thương còn vô tình tạo ra màng bọc bên ngoài bảo vệ vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn. Ngoài ra, cồn nồng độ cao sẽ nhanh bay hơi nên tác dụng ở những lần sử dụng sau sẽ không được như ban đầu.Để đạt hiệu quả sát khuẩn tốt nhất mà không gây kích ứng cho da, bạn cần hạn chế sử dụng cồn iod cho vùng da mặt, vùng da nhạy cảm, các vết thương sâu, vết thương hở miệng. 
*
Povidon hay cồn iod 10 là dung dịch sát khuẩn vết thương ít gây độc hại cho cơ thể

4.2 Đối với nước oxy già

Nhiều người dễ mắc sai lầm khi sử dụng oxy già khiến các vết thương bị tổn thương nặng thêm. 

Vì thế, khi sử dụng oxy già để sát khuẩn vết thương bạn cần lưu ý những điều sau:

Chỉ nên dùng các nước oxy già nồng độ loãng khoảng 1,5% – 3% để tránh hiện tượng kích ứng, bỏng da và niêm mạc. Không sử dụng oxy già cho các vết thương đang lành, vết thương kín, vùng khoang kín của cơ thể. Khi sử dụng ở tai cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, để tránh việc tùy ý sử dụng gây bỏng, hoại tử tai.Không được uống oxy già, nếu muốn súc miệng thì phải làm thật nhanh.

Mặc dù oxy già là sản phẩm sát khuẩn phổ biến nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ có thể gây hại đến sức khỏe. 

4.3 Tác dụng phụ của dung dịch sát khuẩn Betadine

Thành phần iốt có trong Betadine sau khi thẩm thấu vào vết thương có thể gây hại đến cơ thể.

Khả năng gây hại cho cơ thể của Betaine được chứng minh vẫn có thể xảy ra dù rất hiếm.

Một số tác dụng phụ khi dùng Betadine như một cách sát trùng vết thương hở được tổng hợp lại như sau: 

Sử dụng Betaine có thể gây ra hiện tượng kích ứng, viêm da, viêm sưng tuyến nước bọt, gây xuất huyết dạng đốm cho vết thương.Thuốc còn có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp gây khó thở, phù phổi.Với đối tượng sử dụng là phụ nữ có thai có thể tiềm ẩn một số nguy cơ gây suy giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.Ngoài ra, còn có một số hiện tượng cực hiếm gặp khác như gây nhiễm độc giáp, gặp các vấn đề về tiêu hóa hay có vị kim loại trong miệng…

Tổng kết:

Tùy đặc điểm, tính chất và tình trạng của từng loại vết thương để lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp.Sát trùng, sát khuẩn vết thương đúng cách rất quan trọng, vì nó sẽ giúp vết thương của bạn tránh bị nhiễm trùng và giảm thiểu khả năng bị sẹo sau khi vết thương lành. 

Vậy là bạn đã hiểu hơn về cách sát trùng vết thương rồi phải không? Hãy lựa chọn một loại phổ biến và lưu trữ trong tủ thuốc gia đình bạn nhé!